Hình thức kiểm tra giữa kỳ

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 59)

3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

3.2.3.1.4.2. Hình thức kiểm tra giữa kỳ

Kết quả khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau: (Bảng 11)

Về hình thức tổ chức thi, kiểm tra, theo kết quả điều tra có tới 55,2% ý kiến chọn hình thức vấn đáp, hình thức kiểm tra viết là 28%, trắc nghiệm 9%, trên máy là 6,8%. Như vậy hình thức thi vấn đáp hiện nay tại trường đang được áp dụng mạnh và thực tế hiện nay không riêng kiểm tra giữa kỳ mà các môn thi hết môn học cũng đang được giáo viên của nhà trường tổ chức thi vấn đáp tới 80%, còn lại gần 20% thi viết và thi trắc nghiệm chỉ áp dụng với số ít môn học có ít giờ. Việc áp dụng hình thức thi, kiểm

tra bằng phương pháp vấn đáp cũng có những ưu điểm nhất định như người dạy có điều kiện nắm bắt thực chất chất lượng học tập của học viên, qua cách hỏi thi giáo viên có điều kiện gợi mở tri thức cho học viên từ đó người học có cơ hội phát huy tư duy và liên hệ được tri thức vào thực tiễn, tuy nhiên với hình thức thi này có thể thiếu công bằng trong việc kết luận điểm thi, nếu giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm và công tâm trong nghề nghiệp. Nếu trong điều kiện trang thiết bị cho phép thì phương thức thi trên máy là giải pháp cần được lưu ý trong quá trình giảng dạy.

3.2.3.1.5.Quản lý chất lượng đào tạo 3.2.3.1.5.1. Đánh giá kết quả đào tạo

Chất lượng đào tạo là sản phẩm của QTĐT . Khảo sát về chất lượng đào tạo của nhà trường chúng tôi đã thu được kết quả như sau: (Bảng 12)

Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy cả giáo viên và cán bộ quản lý đều đánh giá chất lượng đào tạo của trường ở mức độ tương đối tập trung. Với giáo viên đánh giá mức độ đạt yêu cầu trở lên là 67,8%, trong đó có 15,7% khá giỏi. Đối với cán bộ quản lý đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường là 66,6%, trong đó có 15,9% khá giỏi. Còn lại 32,4% được đánh giá chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu. Đây là kết quả phản ánh rất thực chất kết quả đào tạo của nhà trường trong thời gian qua. Với tỷ lệ đánh giá chưa đạt yêu cầu 32,4% là một con số mà giáo viên và cán bộ quản lý các cấp cần phải nghiêm túc suy nghĩ. cần phải có giải pháp hợp lý hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà ừường. Trong QTĐT thực tế cho thấy kết quả đánh giá của các giáo viên qua các kỳ thi thường ở tỷ lệ trên 90% đạt yêu cầu, trên 50% khá giỏi, thậm chí nhiều môn học tỷ lệ đạt yêu cầu tới 100%. Theo chúng tôi việc đánh giá kết quả này là chưa khách quan, nó chỉ là" động viên", là "khuyến khích", là

số liệu báo cáo. Bệnh thành tích này đang là " phong trào" trong hệ thống giáo dục nước ta nói chung, trong các nhà trường quân đội nói riêng mà chúng ta cần phải mạnh dạn gạt bỏ, để chất lượng giáo dục nước nhà và chất lượng đào tạo trong các nhà trường quân đội dần được nâng cao, đúng với tầm quan trọng của nó.

Với số liệu khảo sát trên chúng ta có thể kiểm tra ý nghĩa về quan điểm đánh giá của các đối tượng bằng toán học xác suất nhờ chương trình của máy tính - phương pháp kiểm nghiệm " Chi bình phương".

Để tiện cho việc tính các giá tri khảo sát với cách tính chi bình phương từ bảng 12 ta chuyển hình thức thành bảng 12 bis như sau:

Giả thuyết:

HRoR : Các tỷ lệ quan sát được ỏ mỗi mức do trả lời ngẫu nhiên, không có sự khác biệt về thái độ đánh giá của các đối tượng.

HR1R : Các tỷ lệ quan sát được có sự khác biệt ý nghĩa đánh giá. Xác định tần số mong đợi fReR của các ô, theo hàng theo công thức: fReijR = (Tổng fRoR theo hàng i X Tổng các fRoR theo cột): Tổng toàn thể fRo

Tacó:fRe11R=19,19 fRé21R =3,81 fRe12R =62,59 fRe22R =12,41 fRel3R =39,22 fRe 23R =7,78 Tính chi bình phương xP 2 PRijR =( fRoR - fReR)P 2 P : fRe XP 2 PR11R= 0,002 xP 2 PR21R = 0,009 XP 2 PR12R = 0,003 XP 2 PR 22R = 0,014

XP2 2 PR13R = 0,001 XP 2 PR 23R = 0,006 Chi bình phương XP 2 P = 0,04 • Tính độ tự do df =( Số hàng -1 )x (Số cột -1) =2 • Chọn mức xác suất ý nghĩa α = 0,01

• Tra bảng: Trị số tới hạn của XP

2P P với df = 2 và α = 0,01 là 9,21 • So sánh: XP 2 P = 0,004 < 9,21

• Kết luận : Chấp nhận giả thuyết HRoR Chứng tỏ số liệu khảo sát trên tuy có chênh lệch nhau về giá trị, nhưng không có sự khác biệt nhau về thái độ về cách đánh giá, nghĩa là có tính tập trung về đánh giá của hai đối tượng.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)