Trong quản lý người quản lý phải nắm được cơ sở khoa học. Khoa học và QLGD phải dựa vào thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau Xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, luật học...VÌ vậy tính khoa học trong QLGD trước hết đòi hỏi quan điểm tổng hợp, hệ thống và quan điểm vận động (phát triển).
Tính khoa học trong QLGD đòi hỏi yêu cầu cụ thể và thực tiễn. Đối với giáo dục là những nhân cách cụ thể. Do đó tính cụ thể trong quản lý đòi hỏi phải xem xét người, sự vật, quá trình một cách cụ thể. Tính thực tiễn trong QLGD đòi hỏi người quản lý biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế ương thời gian ở các không gian khác nhau.
Các quá trình giáo dục thường diễn ra trong thời gian dài có nhiều lực lượng cùng tham gia cùng một lúc, vì vậy QLGD luôn luôn đòi hỏi tính khoa học cao. Kết hợp các kế hoạch và chương trình dài hạn, ngắn hạn, toàn diện và từng mặt là yêu cầu nghiêm ngặt của QLGD.
2.3.3.3.Tính tập trung dân chủ
Việc thực hiện nguyên tắc này đảm bảo sự thống nhất của tổ chức và trình độ cao của hệ thống đồng thời đảm bảo phát huy cao độ các khả năng tiềm tàng, trí tuệ tập thể. Nó thể hiện ở sự kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ dân chủ, tập thể trong
quản lý. Thực chất nguyên tắc rộng rãi này đảm bảo cho kỷ luật chặt chẽ. Do tính kỷ luật được xây dựng trên cơ sở dân chủ rộng rãi, nên nó tạo nên sức mạnh trong tổ chức. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong quản lý, xét về mặt tổ chúc đây là nguyên tắc quan trọng nhất.
2.3.3.4.Tính pháp chế
Đây là nguyên tắc cần thiết vì nó giúp điều hành và quản lý bằng pháp luật. cả về mặt tổ chức lẫn hoạt động. Quản lý nhà nước về giáo dục đòi hỏi không những việc thực hiện nghiêm luật pháp của nhà nước mà còn vận dụng kết hợp những quy phạm pháp quy với những yếu tố đặc thù của ngành giáo dục để xây dựng và thực hiện một hệ thống quy phạm, quy chế giáo dục.
2.3.3.5. Tính hiệu quả
Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức và quản lý. Muốn đạt hiệu quả cao, người quản lý phải nắm được những thành tựu mới của KHKT, vận dụng các phương pháp khoa học vào quá trình quản lý.
2.3.3.6.Kết hợp quản lý theo ngành theo lãnh thổ
Giáo dục được quản lý theo ngành dọc để đảm bảo tính thống nhất, tính khoa học, tính chuyên môn của các hoạt động giáo dục và thực hiện nhất quán các chính sách giáo dục trong cả nước là Bộ giáo dục và đào tạo.
Mặt khác, đời sống hằng ngày của nhà trường gắn bó với đời sống xã hội địa phương, mà chỉ có chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội ở địa phương mới giải quyết một cách thích hợp, kịp thời và hiệu quả.
2.3.4. Các phương pháp quản lý giáo dục
2.3.4.1.Phương pháp tổ chức hành chính
-Phương pháp này bao gồm các biện pháp tác động trực tiếp về mặt tổ chức hành chính nhằm đảm bảo tính đồng bộ, nhịp nhàng và liên tục của các qua trình lao động trong các tổ chức giáo dục. Nó thể hiện ở có tính chất bắt buộc đối với cấp dưới.
+ Về mặt tổ chức xây dựng những hệ thống bị quản lý ( đối tượng quản lý ) xây dựng những quan hệ quản lý để hoan thành mục tiêu quản lý, đồng thời làm cho các bộ phận hoạt động đồng bộ, có hiệu qủa .
+ Về mặt hành chính nhằm cụ thể hóa bổ sung các hình thức tác động, về mặt tổ chức, làm cho tác động nói trên mang tính chất "tác chiến" cụ thể. Nó thể hiện ở các quyết định (không mang tính ổn định, lâu dài mà áp dụng cho một tình hình cụ thể ), thông tư, chỉ thị v.v... trong đó xác định việc g1 cần làm, yêu cầu cần làm, thời gian làm, người phụ trách cụ thể.
-Tác động về mặt tổ chức càng chính xác, cụ thể thì tác động về mặt hành chính - tác chiến càng bớt đi, người quản lý ít phải can thiệp vào quá trình quản lý thông qua các chỉ thị, mệnh lệnh cụ thể khác.
-Hệ thống giáo dục là hệ thống rộng lớn. Để quản lý toàn bộ hệ thống ở các cấp quản lý cấp cao (Bộ) các quyết định về mặt tác động tổ chức chiếm vị trí rất quan trọng. Càng xuống dưới, ở các cấp quản lý thấp hơn, tỉ lệ các quyết định này giảm đi, nhưng các quyết định mang tính chất hành chính - tác chiến lại tăng lên.