Đánh giá công tác tổ chức thi tuyển

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 53 - 59)

3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

3.2.2.4. Đánh giá công tác tổ chức thi tuyển

Khảo sát thực tế về đánh giá việc tổ chức thi tuyển sinh của nhà trường những năm vừa qua của 145 giáo viên, cán bộ quản lý và 154 ý kiến là học viên cho thấy:( Bảng 4)

Theo kết quả điều tra ở bảng 4, cả ba đối tượng giáo viên, cán bộ quản lý và học viên đánh giá việc tổ chức thi tuyển của nhà trường những năm qua ở mức độ khá tốt có tới 57,9% và 61% ý kiến đồng tình. Có 35,9% ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý, 28,6% ý kiến học viên cho rằng công tác tổ chức thi tại trường ở mức trung bình, đặc biệt còn 6,2% ý kiến của cán bộ giáo viên và 10,4% ý kiến học viên cho rằng công tác tổ chức thi tuyển của nhà trường chỉ dừng lại ở mức độ yếu. Thực tế này cho thấy rằng cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường, đặc biệt là người quản lý và bộ phận làm công tác tuyển sinh phải hết sức lưu ý, rút kinh nghiệm và học hỏi phương pháp tổ chức khoa học hơn, hiệu quả và đúng quy chế hơn để đưa công tác thi tuyển của nhà trường đạt kết quả tốt. VÌ thực tế ý kiến đánh giá việc tổ chức thi tuyển sinh của nhà trường từ mức trung binh trở xuống gần 40%.

3.2.2.5. Đánh giá chất lượng đầu vào của học sinh

Khảo sát về nhận xét chất lượng đầu vào của học sinh trên 145 ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý cho thấy ( bảng 5)

Theo kết quả bảng 5 cho thấy số ý kiến đánh giá về chất lượng đầu vào của học viên từ mức trung bình trở lên đạt mức 77,2%, trong đó mức tốt là 19,3%» mức khá 28,3%, trung bình là 29,6%, và 22,8% số học viên yếu. Đây là số liệu đáng báo động, có thể số học viên này yếu về văn hóa hay yếu về ư1nh độ nhận thức hay yếu về các tiêu chuẩn khác thì cũng là điều cần phải nghiên cứu. VÌ rằng yêu cầu đầu vào của nhà trường phải đảm bảo các tiêu chuẩn văn hóa, phẩm chất, sức khỏe... theo quy định. Đây là một thực tế, các năm qua tình trạng một số lượng học viên sau khi có điểm chuẩn, nhà trường đã gọi thêm vào học trên danh nghĩa là học viên học hệ B, nhưng thực chất số học viên này theo học cùng một chế độ như học viên và cùng học chung một lớp, một khóa đào tạo, bởi vậy ương quá trình học tập số học viên này gặp rất nhiều khó khăn về tiếp thu kiến thức cũng như khả năng thực hành.

3.2.2.6. Các môn thi tuyển vào trường

Khảo sát về phương án các môn thi vào trường hàng năm sao cho phù hợp với tính chất và ngành nghề đào tạo, kết quả cho thấy ở bảng 6:

Theo kết quả khảo sát bảng 6 hai môn thi toán lý theo quy định, được nhà trường áp dụng trong quá trình tuyển sinh từ năm học 1991 - 1992 là tương đối hợp lý với đặc

điểm ngành nghề đào tạo của trường, số ý kiến nhất trí là 51,7%, các ý kiến khác như tổ chức thi theo hai môn toán - chuyến ngành 17,2%, lý -chuyên ngành 14,5%, ý kiến thi ba môn toán -lý - chuyên ngành 15,2%, ý kiến khác 1,4% ( ý kiến này theo chúng tôi trao đổi cho rằng chỉ thi môn chuyên ngành). Như vậy số ý kiến cho rằng tổ chức thi cả văn hóa và chuyên môn là hợp lý, tuy tỷ lệ % chưa tập trung ở phương án nào là cao nhất. Cũng là điều dễ hiểu khi tại nhà trường đang tổ chức đào tạo tới 12 chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành có chuyên môn khác nhau và yêu cầu được học tập những môn văn hóa khác nhau, bởi vậy các ý kiến cho rằng nên thi cả ba môn, hoác thi hai môn một là chuyên ngành còn môn thứ hai là môn văn hóa rất có cơ sở khoa học cần được xem xét. Hiện nay do nhà trường chưa có điều kiện nên hàng năm chỉ tổ chức thi tuyển sinh hai môn, nhưng khi có điều kiện theo chúng tôi nên tổ chức thi theo ngành hoặc thi theo khối ngành. Mỗi ngành hoặc khối ngành thi theo những môn cho phù hợp, điểm chuẩn vào trường cũng lấy theo chỉ tiêu của từng ngành là hợp lý nhất. Đây là cách thức mà các trường thuộc hệ thống ngoài quân đội đã và đang tiến hành thành truyền thống, nhưng đối với các trường quân đội thì chưa làm được vì đối tượng dự thi là quân nhân và số lượng dự thi bị hạn chế, không đủ tỷ lệ lựa chọn.

3.2.3. Thực trạng về quản lý quá trình dạy và học

Quản lý quá trình dạy và học, đây là quá trình quản lý cơ bản nhất của QTĐT. Nó là công việc quản lý mục tiêu, Nội dung chương trình, các chuẩn mực đào tạo, quy trình đào tạo, việc giảng dạy của giáo viên, các phương pháp giảng dạy, học tập của học viên, việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá...Qua điều tra, khảo sát chúng tôi thu được kết quả của các đối tượng như sau:

3.2.3.1.Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên 3.2.3.1.1.Phương pháp giảng dạy 3.2.3.1.1.Phương pháp giảng dạy

Qua điều tra việc sử dụng các phương pháp giảng dạy chúng tôi thu được kết quả như sau:( Bảng 7)

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 7 cho thấy phương pháp nghiên cứu sự lựa chọn của giáo viên và cán bộ quản lý tương đối phù hợp. 73,8% số ý kiến lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Phương pháp diễn giảng cả hai đối tượng đều lựa chọn ở mức dưới trung bình, (9,7%), riêng phương pháp nêu vấn đề và phương pháp tổng hợp thì hầu như cả hai đối tượng đều không ủng hộ, tỷ lệ % quá thấp chỉ 7,6% và 8,95%.

Qua thực tế giảng dạy ở nhà trường trước kia cũng như hiện nay, phương pháp giảng dạy chủ yếu được giáo viên sử dụng là truyền đạt thông tin, diễn giảng chiếm hơn khoảng 90%, nghĩa là phương pháp giảng dạy lấy người dạy làm trung tâm. còn các phương pháp khác thỉnh thoảng mới có giáo viên sử dụng, hoặc chỉ sử dụng ưong số ít tiết học. Đây là xu thế ngược với phương pháp dạy học hiện đại - xu thế lấy người học làm trung tâm.

Với cách giảng dạy bằng phương pháp như hiện nay của giáo viên ở trường, những kiến thức của môn học mà học viên có được tiếp thu chủ yếu vào thời gian giảng dạy của giáo viên trên lớp, còn kiến thức mà học viên tự tìm tòi nghiên cứu ở nhà, ở thư viện...không nhiều. Trên thực tế lượng kiến thức mà học viên tiếp thu được khoảng 50% kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt và thực tế học viên chỉ học đối phó với thi cử là chủ yếu với vốn kiến thức ít ỏi có của mình đã tiếp thu được.

Như vậy trên thực tế hoàn toàn chưa có việc thiết kế một phương pháp giảng dạy hợp lý. Để nâng cao chất lượng đào tạo thì đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng mà nhà trường cần tháo gỡ trong tương lai.

3.2.3.1.2.Phương tiện giảng dạy

Nghiên cứu về phương tiện giảng dạy, cũng từ cơ sở khảo sát trên 121 giáo viên và 24 cán bộ quản lý cho thấy :(Bảng 8)

Để hiện đại hóa phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy hiện đại là cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Qua nghiên cứu, kết quả bảng 8 cho thấy gần 2/3 số lượng giáo viên và cán bộ quản lý 65,5% nhất trí rằng bằng máy vi tính và kết hợp các phương tiện hiện đại khác phục vụ giảng dạy mới đạt kết quả cao.. Chỉ có 11,7% và 9,7% sử dụng phấn trắng, bảng đen và đèn chiếu làm phương tiện chủ yếu phục vụ giảng dạy.Tuy nhiên thực tế nhiều năm qua tại trường THKT hải quân hơn 90% giáo viên sử dụng phương tiện là phấn trắng, bảng đen, thậm chí số giáo viên sự dụng đèn chiếu và máy vi tính chỉ có một số giờ học ít ỏi. Thực ra nếu giáo viên có muốn sử dụng phương tiện giảng dạy bằng máy vi tính thì nhà trường cũng chưa có điều kiện trang bị nhiều. Đây là vấn đề nhiều người biết và đã đề cập tới, nhưng " lực bất tòng tâm" do điều kiện kinh phí còn quá khó khăn. Để nâng cao chất lượng giảng dạy vấn đề quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy là giải pháp cần tháo gỡ.

3.2.3.1.3.Quản lý nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học là một phần quan trọng cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Qua điều tra bằng phương pháp phỏng vấn chúng tôi thu được số liệu cụ thể như sau: (Bảng 9)

Qua số liệu khảo sát ở bảng 9 cho thấy số lượng giáo viên và cán bộ quản lý thường xuyên tham gia hội thảo khoa học có tỷ lệ khá cao 77,5% và 68,8%. số người có nhu cầu đi tham quan thực tế đối với giáo viên là 50,7%, cán bộ quản lý là 62,5%. Số người có các công trình nghiên cứu trong năm tỷ lệ rất thấp, đối với giáo viên là 7% và đối với cán bộ quản lý là 12,5%. Thực trạng này cho thấy khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường còn giới hạn. Việc tham gia vào các buổi hội thảo nghiên cứu khoa học hoặc các chương trình gặp gỡ giao lưu họp hành, đi tham quan thực tế có số ý kiến với tỷ lệ cao như khảo sát vì đây là nhiệm vụ bắt buộc đã được nhà trường quy định như một nề nếp. Nh1n lại thực trạng, đội ngũ giáo viên của nhà trường trước đây rất thiếu, hiện nay đã dần được bổ sung. Đa số là cán bộ giáo viên trẻ, mới ra trường vì thế kinh nghiệm trong công tác giảng dạy còn thiếu, họ chủ yếu chỉ tập trung vào biên soạn giáo trình, chuẩn bị và biên soạn bài giảng vì vậy cổng tác nghiên cứu khoa học của giáo viên giảng dạy còn nhiều hạn chế. Và vì vậy các hội nghị về nghiên cứu khoa học hay hội thảo cũng rất ít tổ chức cũng như việc nhà trường chưa trú trọng tổ chức cho cán bộ giáo viên đi tham quan các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, trường học..Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 nhà trường đã có nhiều cố gắng và coi trọng việc nghiến cứu khoa học, có biện pháp động viên giáo viên trẻ tham gia. do vậy bước đầu đã góp phần làm cho phong trào ương nhà trường sôi nổi hơn, mỗi năm đã có những công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà trường, cấp bộ được công nhận và đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đặc biệt trong việc cải tiến, tìm ra những phương pháp mới, thành tựu mới trong công tác giảng dạy.

Trong quá trình khảo sát việc kiểm tra, đánh giá chúng tôi thu được nhận được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)