Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động đào tạo.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 80 - 83)

3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

3.2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động đào tạo.

Khảo sát ý kiến nhận xét chung về công tác quản lý hoạt động đào tạo tại trường THKT Hải quân trong thời gian qua, qua thăm dò ý kiến bằng trò chuyện, trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên, qua kết quả thực tiễn của hoạt động đào tạo và qua phiếu thăm dò, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 26 như sau:

Qua số liệu khảo sát ở bảng 26 cho thấy: Ý kiến nhận xét công tác quản lý hoạt động đào tạo thời gian qua của nhà trường ở mức độ " tốt" giáo viên là 29,8%, và cán bộ quản lý là 29,2%. Ý kiến nhận xét ở mức độ trung bình ở giáo viên là 47,9% và cán bộ quản lý là 54,2%. Như vậy cách đánh giá về khả năng quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường từ mức độ đạt yêu cầu trở lên bình quân là 80,55%. Hai đối tượng nhận xét tương đối thống nhất, qua đó cho thấy mức độ hoàn thành công tác quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường loại khá. Ý kiến đánh giá công tác quản lý hoạt động đào tạo còn chưa tốt có tỷ lệ khá lưu ý, cả hai đối tượng là 19,5%. Theo chúng tôi, đây là nhận xét thực trạng một cách rất khách quan và thực tế.

Bằng phương pháp kiểm nghiệm " Chi bình phương" của toán học xác xuất chúng ta kiểm nghiệm việc đánh giá ngẫu nhiên của các đối tượng như sau:

Tỷ lệ đánh giá quản lý tốt: 43/145 = 29,7% Tỷ lệ đánh giá Quản lý TB: 71/145 = 49,0%

Tỷ lệ đánh giá quản lý chưa tốt:31/145 = 21,3%

-Giả thuyết: HRoR. Tỷ lệ quan sát ở mỗi mức trả lời ngẫu nhiên không có sự khác biệt về thái độ đánh giá của cấc đối tượng

HR1R : Các tỷ lệ quan sát được có khác biệt về ý nghĩa -Tính tần số mong đợi của mỗi ô:

fRe 11R =27,54 fRe 21R=7.18 fRe 12R =59,25 fRe 22R=11,75 fRe 13R =25,87 fRe 23R=5,13

- Tính chi bình phương theo các ô: XP 2 PR11R=2,60 XP 2 PR 21R=0.005 XP 2 PR12R =0,026 XP 2 PR 22R=0,133 XP 2 PR13R =0,049 XP 2 PR 23R=0,249 -Tính chi bình phương tổng : XP 2 P =3,06 -Tính độ tự do df = 2 -Tính mức xác xuất α =0,01

-Tra bảng ứng với df =2 và α =0,01 có giá trị xP

2PR PR αR =9,21 -So sánh XP 2 P =3,06 < XP 2 PRαR =9,21

-Kết luận: Chọn HRoRnghĩa là các tỷ số quan sát ngẫu nhiên của các đối tượng tuy có khác nhau về tỷ lệ nhưng không có sự khác nhau về thái độ đánh giá, chứng tỏ các đánh giá về kết quả đào tạo như khảo sát của các đối tượng tương đối tập trung, không có khác biệt nhau về ý nghĩa và thái độ.

Trong những năm qua mặc dù trong điều kiện nhà trường mới được thành lập, số lượng cán bộ giáo viên, công nhân viên thiếu nhiều, phần lớn cán bộ, giáo viên về trường công tác chưa qua đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn công tác nhà trường, số lượng giáo viên qua các trường sư phạm chỉ đạt tỷ lệ khoảng 20%, phương pháp giảng dạy cổ điển lạc hậu. Cán bộ quản lý cũng chưa được đào tạo cơ bản, chỉ có thực tế từ

đơn vị chiến đấu, chỉ biết làm công tác kỹ thuật, số lượng học viên nhập trường ngày càng đông, cơ sở vật chất nghèo nàn, phương tiện giảng dạy lạc hậu, kinh phí hàng năm cho hoạt động đào tạo hạn hẹp, không đủ cho nhu cầu dạy và học. Cơ chế quản lý nặng về bao cấp, không phát huy cao được sức sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và học tập. Điều kiện đảm bảo về vật chất, tinh thần cho giáo viên và học viên thiếu thốn, đời sống cán bộ giáo viên chưa đảm bảo nên nhà trường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm cao cả, vì lợi ích nhân dân phục vụ, thầy trò trường THKT Hải quân đã cố gắng nỗ lực vượt khó khăn thách thức, tổ chức giảng dạy đạt được một số kết quả khích lệ.

Những năm qua nhà trường được sự quan tâm, đầu tư của Bộ quốc phòng và Quân chủng Hải quân, nhà trường đã từng bước xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa, đầu tư trang thiết bị hiện đại, củng cố và tăng cường trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nên đến nay chất lượng đào tạo đã được cải thiện đáng kể. Mọi hoạt động sư phạm của nhà trường đã đi vào nề nếp.

Sau 10 năm đào tạo nhà trường đã cung cấp một số lượng lớn cán bộ kỹ thuật cho Bộ quốc phòng và cho quân chủng Hải quân, đáp ứng một phần đáng kể nguồn nhân lực cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn đối tượng là chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự và thanh niên ngoài quân đội. Nhiều học viên ra trường đang công tác tại các đơn vị của quân đội đã trưởng thành, đang đảm nhiệm các vị trí có trọng trách của quân chủng Hải quân.

Song song với những thành tích của sự nỗ lực và cố gắng đã đạt được của nhà trường, trong thời gian qua nhà trường còn nhiều thiếu sót, cả trong công tác giảng dạy, công tác học tập của học viên, công tác xây dựng tổ chức và đặc biệt là công tác quản lý hoạt động đào tạo kể cả Nội dung cũng như hình thức. Chính vì vậy chất lượng đào tạo của nhà trường mới đạt được ở mức độ hạn chế so với yêu cầu, chất lượng đào tạo chưa phản ánh đúng năng lực ngành nghề của học viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đảm bảo được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội và cho lực lượng vũ trang, nhằm hoàn thành sứ mệnh cao cả là giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân tốt hơn

trong tình hình thế giới ngày càng phức tạp, trong xu thế toàn cầu hóa giáo dục đào tạo.

Do vậy, việc xác định những nguyên nhân cơ bản để từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm quản lý tốt hơn hoạt đông đào tạo của nhà trường là nhu cầu cần thiết, thiết thực và cấp bách hiện nay.

3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG

Từ thực tế việc khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động quản lí QTĐT của trường THKT Hải quân, chúng tôi rút ra những nhận định về nguyên nhân của thực trạng như sau:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)