Âm nhạc, tiếng động trong quảng cáo

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố văn hóa Việt Nam trong quảng cáo trên Truyền hình (khảo sát giờ vàng phát sóng của kênh VTV1, VTV3 (Trang 63 - 68)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2.4Âm nhạc, tiếng động trong quảng cáo

Âm nhạc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quảng cáo truyền hình, bản thân âm nhạc đã được chứng minh là một phương thức truyền tải thông điệp hiệu quả, là sợi dây vô hình gắn kết cảm xúc với người nghe.

Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành quảng cáo nói chung, âm nhạc trong quảng cáo đã phát triển chuyên nghiệp hơn, thậm chí nhạc quảng cáo đã trở nên thông dụng và phổ biến.

Tại Việt Nam, âm nhạc trong quảng cáo truyền hình ngày càng được đầu tư, chăm chút kỹ lưỡng. Và khi nói về các yếu tố văn hóa Việt được sử dụng trong quảng cáo, chúng ta không thể không kể tới sự phát triển của âm nhạc truyền thống trong quảng cáo trên truyền hình Việt Nam hiện nay.

62

- Sử dụng âm thanh các nhạc cụ dân tộc trong quảng cáo

Mỗi khi một đoạn nhạc trỗi dậy, không cần nhìn hình ảnh, khán giả cũng có thể đoán ngay ra sản phẩm đang được quảng cáo. Tinh thần và giá trị của sản phẩm cũng từ đó thẩm thấu một cách tự nhiên vào cảm quan của khán giả. Vì thế, tác dụng của âm nhạc trong quảng cáo thật đáng kinh ngạc. Và xu hướng đưa các yếu tố âm nhạc truyền thống, như các loại nhạc cụ dân tộc vào quảng cáo cũng đang ngày càng tạo được bản sắc, dành được sự yêu mến của khán giả.

Đầu tiên có thể kể đến quảng cáo VN Airline, âm nhạc trong clip này là sự kết hợp giữa nhạc điện tử với dàn nhạc dân tộc đã đem đến một không khí âm nhạc rất đặc biệt và mới lạ. Trong quảng cáo này khán giả có thể cảm nhận được âm thanh rất tinh tế từ những nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn nhị, tiêu, sáo, trống với âm hưởng dân gian sâu sắc của các thể loại như ca trù, quan họ và đặc biệt là gợi nhớ tới những điệu hát ru rất quen thuộc với người VN.

Trong quảng cáo sữa vinamilk, bài hát được sử dụng là bài hát “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ trịnh công sơn do ca sĩ trẻ Lê Cát Trọng Lý trình bày. Đây là một bài hát được sáng tác trong thời kỳ đầu của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên ta có thể thấy, nó được phối khí đậm chất truyền thống dân tộc.

- Quảng cáo dựa trên các làn điệu dân ca

Có thể thấy, việc kết hợp giữa quảng cáo với các làn điệu truyền thống thực sự đã đem tới một giá trị rất to lớn cho quảng cáo truyền hình Việt Nam. Rất nhiều bài hát dân ca các vùng miền trên khắp cả nước đã được những người làm quảng cáo sử dụng

Ví dụ như trong quảng cáo nước xả vài Downy chống khuẩn, bài dân ca được sử dụng làm nhạc quảng cáo là bài Lý cây bông – một bài dân ca Nam Bộ “Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi. Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi. Là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy bông là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy bông”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều quảng không sử dụng toàn bộ bài hát, mà chỉ giữ lại phần nhạc của làn điệu dân ca đó và sáng tác lời mới dựa trên đặc điểm của sản phẩm quảng cáo.

Ví dụ như sản phẩm mỳ ăn liền Bốn phương, quảng cáo đã dựa trên nền nhạc của làn điệu Lý kéo chài - dân ca Nam Bộ, rồi từ đó sáng tác lời mới. “ Bốn phương mỳ xa gần nghe tiếng, sợi vàng thơm hương vị khó quên, hò ơ…Mì ngon giá lại phải chăng nên

63

muốn xơi hoài, sáng trưa mà chiều tối hít hơi là thèm. Không chi sánh bằng, chưa sơi đã nghiền, mua mỳ… mua mỳ chọn mỳ bốn phương”.

Thậm chí, ngoài những làn điệu dân ca được dùng trong quảng cáo, thì những bài hát dành cho thiếu nhi cũng được sử dụng. Như trong quảng cáo Knorr – Thịt thăn và xương ống đã sử dụng bài hát thiếu nhi rất nổi tiếng là bài “Quả” do nhạc sĩ Xanh Xanh sáng tác. Tuy nhiên, bài hát cũng đã được những người làm quảng cáo sáng tác lời mới dựa trên nền nhạc: “Thịt gì mà ngon ngon thế? xin đáp rằng thịt thăn xương ống. Nhưng sao mà nó lại ngon? Xin thưa vì đó là phần ngon nhất của con heo. Hạt gì mà nêm ngon thế?Xin đáp rằng hạt nêm Knorr. Nhưng sao mà nó lại ngon. Xin thưa vì từ thịt thăn xương ống mà ngon. Còn canh gì là canh ngon nhất? Xin đáp rằng là canh mẹ nấu. Nhưng sao mà nó lại ngon? Xin thưa bởi vì mẹ nấu canh với Knorr”.

Có thể thấy, việc kết hợp với các làn điệu truyền thống đã đem lại hiệu quả cao cho quảng cáo. Rất nhiều khán giả đã thực sự bị xúc động và cảm thấy gần gũi với sản phẩm hơn khi nghe nhạc quảng cáo. Và cũng không ít người cảm thấy thực sự thích thú với những làn điệu dân ca đã được thay lời mới.

- Sáng tác bài hát riêng cho quảng cáo.

Bên cạnh xu hướng đưa các yếu tố âm nhạc truyền thống vào quảng cáo, thì hiện nay, với sự đầu tư rất kỹ lưỡng cho các clip quảng cáo, những nhà sản xuất còn sáng tác những bài hát riêng cho sản phẩm của mình. Chúng ta có thể liệt kê được một số các nhãn hiệu như vậy: Đầu tiên phải kể đến hãng Honda với bài hát “Tôi yêu Việt Nam”, “Vượt vầng thái dương” của Toyota Innova. Hay bài hát trong quảng cáo trà thảo mộc Dr Thanh. Và gần đây là bài hát “Sắc môi em hồng” trong quảng cáo son môi LipIce Sheer Color đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả, đặc biệt là giới trẻ.

Với bài hát “Tôi yêu Việt Nam” của hãng Honda, có thể thấy đây là một bài hát đã trở thành biểu tượng của Honda Việt Nam và nó đã trở nên quen thuộc với khán giả đến mức, mỗi khi lời bài hát cất lên thì hầu hết mọi người đều biết là quảng cáo về hãng Honda.

Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ

64

Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam

Đây là một bài hát có giai điệu nhẹ nhàng và phần lời khá ý nghĩa, chính vì thế mà nó chinh phục khán giả và dần dần trở thành bài hát quen thuộc, được mọi người yêu thích.

Hay trong chiến dịch quảng cáo của nhãn hàng kem đánh răng P/S, bài hát Cười lên Việt Nam ơi đã được ra đời do nhạc sĩ Lê Xuân Vũ sáng tác, và ca sĩ Mai Hậu trình bày.

Bài hát không chỉ thành công ở phần nội dung ý tưởng, hình ảnh mà còn cả với phần âm nhạc. Bài hát đã khiến cho mỗi người tự cảm thấy thêm yêu cuộc sống này hơn và mọi người cũng xích lại gần nhau hơn.

Nụ cười cho hồn ta một đôi cánh mềm vút cao Nụ cười quây quần bên mái nhà ấm êm

Đàn trẻ nhỏ vui đùa

Khiến cho mọi người nụ hôn nụ cười thấm tươi. Cười lên cùng với núi đồi

Cười lên cùng với biển khơi

Niềm hạnh phúc tràn đầy, cười lên Việt Nam ơi. Cười lên cùng những nẻo đường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cười lên cùng những phố phường

Niềm tin mới tự hào, cười lên Viện Nam ơi

Niềm tin mới tự hào, cười lên cười lên Việt Nam ơi”.

Và gần đây nhất là bài hát “Sắc môi em hồng” được sáng tác bởi Châu Nguyễn, do ca sĩ Thanh Hằng thể hiện trong quảng cáo son môi LipIce Sheer Color.

Mưa rơi nhẹ rơi tí ta tí tách, ta tí tách

Khẽ hát thật êm, bước chân theo nhịp thật dịu dàng Và em sao hồn nhiên, xinh như nàng tiên

Cho bao chàng trai ngẩn ngơ, thẫn thờ xin làm quen Sáng thức giấc thấy sao đẹp hơn hôm qua

Khép đôi mi lại rồi chợt nghe trái tim đập “tang tang tang” Phút bối rối có phải rằng em đang yêu

65

Bỗng dưng thẹn thùng, cười một mình vu vơ Bước xuống phố trái tim rộn vang hân hoan

Hát câu yêu đời, nụ cười em nét son hồng yêu rất yêu Em thơ ngây biết đâu chàng đang mê say

Sắc môi em hồng – I’m falling in love

Với hình ảnh quảng cáo khá ấn tượng cùng bài hát vui tươi, nhí nhảnh đã gây được ấn tượng tốt đẹp tới công chúng, mà đặc biệt là tầng lớp trẻ. Và ngay lập tức, bài hát đã trở nên nổi tiếng, được giới trẻ yêu thích sử dụng làm nhạc chuông, nhạc chờ trong điện thoại.

Đây được coi là trường hợp ca khúc và sản phẩm cùng có được thành công nhờ sự kết hợp ăn ý. Chọn được những ca khúc dễ thuộc nhưng ý nghĩa cho những quảng cáo có kịch bản ấn tượng sẽ làm nên thành công về doanh thu của sản phẩm. Từ hướng này, cũng mở ra hy vọng về những sáng tác chất lượng hơn nữa nêu bật được giá trị nội tại của quảng cáo, cũng là một cách để tôn vinh giá trị sâu rộng của âm nhạc.

- Sử dụng những bài hát đã nổi tiếng

Âm nhạc trong quảng cáo là phương tiện tiếp cận khách hàng mục tiêu của sản phẩm, khiến khách hàng khi xem quảng cáo cảm nhận được sự gần gũi với bản thân mình. Biết được chân dung khách hàng của mình và lựa chọn ngôn ngữ âm nhạc thích hợp là điều kiện đảm bảo cho thành công của quảng cáo truyền hình. Mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng trong khi từng kiểu nhạc cũng mang một nét tính cách nào đó. Vì thế những người làm quảng cáo sử dụng các bài hát nổi tiếng, đã được công chúng đón nhận và yêu thích. Đây cũng là một cách lựa chọn an toàn cho âm nhạc trong quảng cáo.

Ví dụ quảng cáo sữa Dutch lady, bắt đầu bằng hình ảnh đồng hồ báo thức reo vang một đoạn nhạc “Một ngày mới nắng lên, em ngân nga chào đón…Ngày vui ngát anh, đợi anh phố hẹn…(Một ngày mới)”. Đoạn nhạc rộn rã vui nhộn này vốn đã gây một ấn tượng về ngày mới tinh khôi qua tiếng hát của ca sĩ Hồng Nhung từ lâu. Nay được sử dụng kết hợp với hình ảnh của sản phẩm sữa Dutch lady đã mang lại ấn tượng cho người xem ấn tượng về một dòng sữa tươi mát đem lại niềm vui cho gia đình và bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.

66

Hay như quảng cáo ngân hàng ACB với phần nhạc nền ấm áp, truyền cảm của bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” xuyên suốt, góp phần xây dựng hình ảnh về một ngân hàng đáng tin cậy.

Khó có thể đưa ra một thị hiếu thống nhất về âm nhạc đối với toàn bộ công chúng Việt Nam, nhưng trước hết lời nhạc phải tôn trọng nguyên tắc của ngôn từ, không gây phản cảm. Có thể sáng tác lại ca từ của một bài hát đã quen thuộc hoặc sử dụng cả một đoạn nhạc đã hoàn chỉnh của người khác để lồng ghép vào quảng cáo. Cũng có thể sử dụng một điệp khúc vì sự lặp đi lặp lại gây hiệu quả ký ức, đặc biệt được áp dụng trong việc sử dụng các làn điệu dân ca, hát lý hát dặm, hò… Vì nó phù hợp và gợi nhớ về quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc…

Như vậy, có thể thấy rõ những yếu tố truyền thống Việt đã được sử dụng trong nội dung thông điệp, hình ảnh, ngôn ngữ và âm nhạc quảng cáo. Tuy yếu tố này vẫn còn ở mức độ hạn chế, đặc biệt trong nội dung thông điệp và hình ảnh, nhưng nó cũng đã thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng các giá trị truyền thống và mong muốn đưa những giá trị đó đến với công chúng.

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố văn hóa Việt Nam trong quảng cáo trên Truyền hình (khảo sát giờ vàng phát sóng của kênh VTV1, VTV3 (Trang 63 - 68)