6. Kết cấu luận văn
3.1.1 Nâng cao văn hóa nhận thức
Quảng cáo và văn hoá quảng cáo là hai mặt song hành của một vấn đề, và những nhà tổ chức các chương trình quảng cáo, phát sóng quảng cáo không đơn thuần chỉ là nhà kinh doanh, mà phải thực sự là nhà văn hoá, nghĩa là họ phải hiểu bản sắc văn hóa của các vùng miền, các dân tộc, từ đó đưa ra những quảng cáo phù hợp với tâm lý, tình cảm cũng như phong tục tập quán của những đối tượng quảng cáo muốn hướng đến. Để đạt được điều này, những người làm quảng cáo phải thường xuyên trau dồi, tìm hiểu về, phải
87
tạo dựng cho mình một nền tảng kiến thức chắc chắn về văn hóa. Bởi khi đã nắm rõ và hiểu được những đặc trưng văn hóa, thì các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng nhận diện được người tiêu dùng thích nghe gì, thấy gì và những nội dung, hình ảnh, ngôn ngữ như thế nào thì sẽ được khán giả đón nhận, hay các sản phẩm quảng cáo phát vào lúc nào thì phù hợp và được khán giả quan tâm.
Như đã trình bày ở Chương 1, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với 70% dân số là nông dân, chính vì thế ba hằng số của người Việt là Nông dân – Nông nghiệp – Nông thôn, nghĩa là người Việt Nam chủ yếu là nông dân, làm nông nghiệp và sống ở nông thôn. Dù hiện nay cuộc sống đã hiện đại và phát triển rất nhiều, nhưng căn tính của người Việt thì dường như ít thay đổi, chính vì thế mà các nhà quảng cáo muốn xây dựng được mẫu quảng cáo hay, hấp dẫn, phù hợp với tính cách, tâm lý của người Việt thì phải hiểu được bản sắc cũng như phong tục tập quán người Việt Nam.
Ví dụ như: Người Việt sống trong không gian văn hóa nào?, tín ngưỡng dân tộc ra sao?, tiến trình văn hóa cũng như các giai đoạn lịch sử như thế nào?. Về văn hóa nhận thức và tổ chức đời sống vật chất, xã hội, tinh thần với các nhu cầu ăn, mặc, ở đi lại và những phong tục tập quán, tín ngưỡng, cũng như văn hóa trong cách thức giao tiếp và ngôn ngữ ra làm sao? Họ yêu thích điều gì trong nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, kiến trúc…), nghệ thuật thanh sắc (hệ thống nhạc cụ dân tộc, các loại hình dân ca, sân khấu…)? và ngoài những đặc điểm bản sắc văn hóa Việt thì những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tới Việt Nam qua những quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa như thế nào?
Và một khi đã nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam như thế này thì rất thuận lợi cho việc sáng tạo các nội dung thông điệp cũng như cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ và âm nhạc trong các mẫu quảng cáo. Điều này không chỉ dành riêng cho những người làm quảng cáo trong nước, mà ngay cả những quảng cáo của nước ngoài khi muốn thâm nhập vào Việt Nam, thì họ cũng phải am hiểu văn hóa của người Việt và những mẫu quảng cáo đó phải được Việt Nam hóa phù hợp với bản sắc và truyền thống dân tộc ta. Và nói như vậy, nghĩa là những nhà làm quảng cáo Việt Nam trong quá trình hội nhập và đưa các sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế cũng phải học tập, trau dồi kiến thức của các nền văn hóa khác. Bởi có nâng cao trình độ nhận thức như vậy
88
thì quảng cáo mới chạm được tới tâm thức của khán giả và giúp họ đặt niềm tin vào sản phẩm.