Nghệ thuật xây dựng tính văn hóa trong các chƣơng trình quảng cáo

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố văn hóa Việt Nam trong quảng cáo trên Truyền hình (khảo sát giờ vàng phát sóng của kênh VTV1, VTV3 (Trang 94 - 95)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Nghệ thuật xây dựng tính văn hóa trong các chƣơng trình quảng cáo

3.2.1 Nghệ thuật xây dựng nội dung

Nội dung quảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công cho các mẫu quảng cáo. Nội dung chuyển tải những thông điệp mà các nhà sản xuất mong muốn gửi tới người tiêu dùng, chính vì thế nội dung của các mẫu quảng cáo phải tạo ra được sức hấp dẫn, sáng tạo trong ý tưởng nhằm thu hút người xem.

Tuy nhiên, để xây dựng được những nội dung quảng cáo hay thì một trong những yếu tố đầu tiên mà người làm quảng cáo phải đặt câu hỏi đó là quảng cáo hướng tới đối tượng nào, trẻ em hay người lớn, nam hay nữ… để từ đó đưa ra những nội dung quảng cáo phù hợp.

Ví dụ đối tượng là trẻ em, thì nội dung quảng cáo phải đơn giản, sống động với nhiều hình ảnh bắt mắt, kích thích trí tò mò của trẻ…Còn với những quảng cáo dành cho giới trẻ phải thể hiện được sự sôi động, tràn đầy sức sống và cũng có thể đưa ra những định hướng, hoặc xu hướng sống hiện nay của tầng lớp thanh niên theo chiều hướng tích cực…

Chúng ta biết rằng, người Việt Nam vốn sống trọng tình, trọng nghĩa, đó là một trong những tính cách tiêu biểu của người Việt. Dựa vào đặc điểm này có, các nhà làm quảng cáo có thể xây dựng những nội dung mang tính nhân văn, hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống như “Lá lành đùm lá rách”, những câu chuyện vượt khó, những tình cảm được sẻ chia, những trái tim kết nối yêu thương. Với những nội dung quảng xây dựng dựa trên đặc điểm tâm lý, tính cách đó của người Việt sẽ lấy được lòng của khán giả, khiến họ cảm thấy gần gũi, quen thuộc hơn với sản phẩm.

Ngoài ra, việc sử dụng yếu tố hài hước trong nội dung quảng cáo truyền hình cũng là cách mang khán giả tới gần hơn với sản phẩm quảng cáo. “Một thi nhân, hiền triết La Mã, đã nói rằng "Khôi hài giúp học nhanh, dễ nhớ". Đi từ nhận xét đó, quảng cáo ngày nay đã khai thác khía cạnh hài hước trong thông điệp quảng cáo và rất được khán giả yêu thích” [2, tr.378]. Bởi đơn giản những thông điệp hài hước có thể giúp họ giải trí, mang lại nụ cười, niềm vui, sự sảng khoái và đó cũng là cách các sản phẩm quảng cáo tiến được gần hơn tới người tiêu dùng. Các nhà quảng cáo đều đồng tình rằng: sự buồn tẻ

93

có thể giết chết quảng cáo và bất cứ dân tộc nào cũng đều có tính hài hước riêng. Vậy nên công việc của gười làm quảng cáo là tìm hiểu đặc tính về sự khôi hài phù hợp với nền văn hóa của của dân tộc và quốc gia đó để áp dụng cho quảng cáo.

Ví dụ ở Trung Quốc là tiếng cười Thâm thúy đến nỗi người ngoại quốc có thể không hiểu hết được. Con người Việt Nam thường đề cao cái cười nhẹ nhàng, giễu cợt nhưng mưu trí. Chính vì thế, nếu nội dung quảng cáo thể hiện lối chọc cười thô tục, độc địa thì sẽ nhận được sự phản ứng gay gắt từ phía khán giả.

Vậy nên, để xây dựng được những nội dung quảng cáo hay, hấp dẫn phù hợp với người Việt thì phải đặt yếu tố văn hóa truyền thống lên hàng đầu. Và đối với những người làm quảng cáo nước ngoài, nếu muốn xây dựng các thông điệp quảng cáo cho người Việt thì bắt buộc phải tìm hiểu văn hóa, bản sắc dân tộc của đất nước ta, để từ đó mang đến những thông điệp đã Việt Nam hóa một cách hoàn chỉnh nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố văn hóa Việt Nam trong quảng cáo trên Truyền hình (khảo sát giờ vàng phát sóng của kênh VTV1, VTV3 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)