6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam những năm 1960 năng suất ngô chỉ đạt trên 1 tấn/ha với diện tích hơn 200 nghìn ha, đến đầu những năm 1980 năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng cao năng suất lên gần 1,5 tấn vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên ngành sản xuất ngô nước ta chỉ thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng các giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Năm 1991, diện tích ngô lai nước ta chiếm gần 1% trong tổng số hơn 400 nghìn ha trồng ngô, thì đến 2009 con số này đã lên đến hơn 95% trong tổng số hơn 1 triệu ha trồng ngô.
27
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam (giai đoạn 1961-2012)
Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000 tấn) Tỉ lệ sử dụng giống lai (%) 1961 229,2 11,4 260,1 0 1975 267,0 10,5 280,6 0 1990 432,0 15,5 671,0 0 1994 534,6 21,4 1143,9 26 2000 730,2 25,1 2005,9 55 2006 1.033,1 37,3 3.854,5 92 2008 1.140 39,7 4.530 > 95 2012 1118,3 43,0 4800,0 > 95 Nguồn:[26]
Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới; năm 1992 bằng 42%; năm 2000 bằng 60%; năm 2005 bằng 73%; và năm 2009 đã đạt 79,4%.
Năm 1994, sản lượng ngô nước ta vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt 2 triệu tấn, và năm 2012 chúng ta đạt sản lượng 4,8 triệu tấn, năng suất trung bình 4,3 tấn/ha, năng suất ngô đạt cao nhất trong các năm qua.
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng ngô phân theo vùng Việt Nam năm 2011
Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Cả nước 1.117,2 4.799,3 Đồng bằng sông Hồng 95,9 443,0
Trung du và miền núi phía Bắc 464,9 1.696,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 207,4 838,2
Tây Nguyên 231,5 1.188,7
Đông Nam Bộ 78,7 426,0
Đồng bằng sông Cửu Long 38,8 207,2
28
Diện tích và sản lượng ngô lớn thường tập trung ở những vùng có điều kiện về đất đai và điều kiện tự nhiên thích hợp. TDMNPB là vùng có diện tích và sản lượng cao nhất cả nước. Năm 2011 là 464,9 nghìn ha diện tích và sản lượng đạt 1.696,2 nghìn tấn (chiếm khoảng 40% diện tích và 30% sản lượng cả nước); vùng có diện tích và sản lượng lớn thứ 2 là Tây Nguyên với 20% diện tích và 25% sản lượng ngô cả nước. Các vùng còn lại như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung có diện tích và sản lượng nhỏ hơn so với 2 vùng trên. Tuy nhiên một số vùng như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có diện tích ngô nhỏ nhưng năng suất ngô lại cao, hiệu quả canh tác tốt.
Theo báo cáo của Bộ NN &PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, khối lượng nhập khẩu ngô đạt 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), tức sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển cây ngô gắn với chuyển đổi cây trồng, từng bước giảm nhập khẩu mặt hàng này, Bộ NN &PTNT đã phê duyệt
Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó đề ra kế hoạch chuyển đổi 150.000 ha đất trồng lúa sang trồng ngô, phấn đấu từ nay đến năm 2015 tăng năng suất ngô lên 50 tạ/ha, đạt sản lượng sáu triệu tấn ngô hạt và đến năm 2020 đạt 1,44 triệu ha, sản lượng ngô đạt 7,5 triệu tấn.
Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tăng tỉ trọng về sản lượng và năng suất ngô đó là tỉ lệ sử dụng các giống lai trong sản xuất. Hiện nay, trên 95% các giống ngô ở Việt Nam được trồng bằng giống lai. Với đặc điểm tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao, các giống lai ngày càng được trồng phổ biến ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước.
29
đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi bao gồm giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam. Đây là bốn giống ngô biến đổi gen đầu tiên tại Việt Nam được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là giống cây trồng biến đổi gen đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Có thể nói để phục vụ nhu cầu tăng mạnh của ngành chăn nuôi trong nước, tránh việc nhập khẩu quá mức ngô từ các quốc gia canh tác ngô biến đổi gen. Các quyết định này của Bộ NN&PTNT và Bộ TN - MT đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Việt Nam trong việc nhanh chóng giải quyết triệt để thực trạng này, đồng thời trao cơ hội cho nông dân Việt tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Từ những kết quả đạt được ở trên, chứng tỏ vị thế của cây ngô trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, so với thế giới thì năng suất ngô ở nước ta còn thấp hơn nhiều, do đó sản xuất ngô ở nước ta rất cần có phương hướng phát triển một cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như theo kịp sự phát triển của ngành nông nghiệp thế giới.