6. Cấu trúc luận văn
4.1.2.2. Định hướng phát triển ngô tỉnh Sơn La
Cây ngô được coi là cây lương thực và hàng hóa ưu thế của tỉnh Sơn La, tuy nhiên những năm tới cần giảm dần diện tích ngô nương rẫy, nhất là trên đất lâm nghiệp, chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm hoặc trồng rừng kinh tế. Tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, ổn định diện tích ngô gieo trồng toàn tỉnh từ 55.000 - 60.000ha. Đảm bảo diện tích được gieo trồng bằng các giống ngô lai để đạt năng suất bình quân 40 – 50 tạ/ha đối với ngô xuân - hè , 25tạ/ha đối với ngô đông. Dự kiến đến năm 2015 diện tích ngô giảm còn 72.050 ha (giảm 39.630 ha), sản lượng 302.610 tấn; năm 2020 giảm xuống còn 57.500 ha (giảm 14.550 ha), sản lượng 258.750 tấn.
Thực hiện phương thức luân canh một vụ ngô một vụ đậu để cải tạo và tăng hiệu quả kinh tế. Xây dựng vùng ngô chuyên canh tập trung tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã. Đây là những vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với cây ngô, giao thông thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác; Tăng diện tích trồng ngô vụ Thu - Đông trên đất ruộng 1 vụ, bãi bằng để giảm áp lực gieo trồng cây lương thực trên đất dốc.
Tiếp tục làm tốt vai trò “cầu nối” trong mối liên kết 4 nhà để sản xuất ngô bền vững ở Sơn La: Kết nối các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, công ty cung ứng giống ngô đảm bảo chất lượng; Xây dựng các mô hình và tuyển chọn cơ cấu giống ngô mới phù hợp, có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm ngô cho nông dân.
Đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn, trong đó chú trọng phương pháp tập huấn tại hiện trường.
97
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tích cực đầu tư thâm canh, xen canh, luân canh, tăng vụ,… để nâng cao năng suất và sản lượng ngô của toàn tỉnh.
Tiếp tục khuyến cáo các biện pháp bảo quản sau thu hoạch, tăng cường cung cấp thông tin thị trường nông sản, tư vấn nơi tiêu thụ để tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.