6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Trung du Miền núi Phía Bắc
Ngô được phân bố ở hầu khắp tất cả các tỉnh trong vùng. Ở vùng này, ngô còn được làm lương thực chính của một số dân tộc vùng cao như H’mông, Dao, Nùng…
Vùng ngô Đông Bắc: Gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ. Vùng này có địa hình chia cắt rất phức tạp. Ở vùng núi cao đất chủ yếu là Feralit hình thành trên các loại đá có tầng đất từ trung bình đến dầy hàm lượng mùn cao và giàu chất dinh dưỡng. Vùng Trung du có mạng lưới sông suối chằng chịt hình thành các bãi phù sa và phù sa cổ có độ phì nhiêu khá cao. Ở Vùng này, ngô được trồng vào 3 vụ chính là vụ xuân, xuân - hè và vụ hè - thu. Tuy nhiên, các vụ này được bố trí theo các vùng với độ cao khác nhau.
30
Vùng ngô Tây Bắc: gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Tài nguyên đất trồng ngô của vùng này đa dạng và phức tạp: chủ yếu là đất phù sa thềm các hệ thống sông suối (sông Đà, sông Mã, sông Nậm Rốm, sông Nhuệ, sông Đáy), nhóm đất đen nhiệt đới, đất thung lũng đá vôi có địa hình bằng phẳng, giàu chất hữu cơ, tầng đất mặt dày, ẩm, ít chua. Ngoài ra, còn có các loại đất khác tại những bãi dốc tụ và cả ở trên sườn núi, đất dốc hẻm đá vôi… đất tuy nghèo dinh dưỡng hơn nhưng cũng phù hợp với sản xuất ngô.
Những năm gần đây, trong khi diện tích ngô ở nhiều vùng bị giảm xuống thì diện tích ngô ở trung du và miền núi không giảm mà có chiều hướng tăng thêm. Riêng tỉnh Sơn La chiếm gần 20% diện tích và 30% sản lượng ngô toàn vùng.
- Về diện tích: Diện tích ngô của các tỉnh TDMNPB liên tục tăng trong giai đoạn từ 2005 đến nay, đây là vùng có diện tích ngô lớn nhất trong các vùng cả nước, đạt 646.000 ha, chiếm 66,4% diện tích ngô toàn miền Bắc và chiếm 40% diện tích ngô cả nước. Trong đó vụ Xuân đạt 286.552 ha (chiếm 63,2% diện tích ngô cả năm), ngô Thu đạt 173.448ha (chiếm 37,7% diện tích ngô cả năm). Diện tích ngô tập trung chủ yếu tại Sơn La (132. 700 ha), Hà Giang (47.600 ha), Cao Bằng (38.400 ha), Hoà Bình (35.900 ha), Lào Cai và Điện Biên (30.000 ha)…
Biểu đồ 1.1: Diện tích ngô của vùng Trung du Miền núi Phía Bắc (2000 - 2011) 282.5 371.5 459.2 460.6464.9 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2000 2005 2008 2010 2011 Nghìn ha
31
- Năng suất: năng suất trung bình 33,2 tạ/ha (thấp hơn năng suất trung bình ngô cả nước 7,7 tạ/ha). Trong khi đó các vùng khác như: vùng Bắc Trung Bộ năng suất trung bình đạt 37,9 tạ/ha, vùng ĐBSH: năng suất trung bình đạt 45,2 tạ/ha (cao hơn năng suất trung bình ngô cả nước 4,3 tạ/ha).
Bảng 1.5: Năng suất ngô phân theo địa phƣơng của TDMNPB năm 2011
Tỉnh Năng suất (tạ/ha) Toàn vùng 36,50 Hà Giang 31,20 Cao Bằng 32,10 Bắc Kạn 38,80 Tuyên Quang 43,80 Lào Cai 33,90 Yên Bái 29,40 Thái Nguyên 43,30 Lạng Sơn 48,50 Bắc Giang 37,40 Phú Thọ 43,60 Điện Biên 23,80 Lai Châu 25,10 Sơn La 39,70 Hòa Bình 41,70 Nguồn[26]
- Sản lượng: Do diện tích gieo trồng lớn nên sản lượng ngô của TDMNPB
luôn cao đạt 1.527.200 tấn (31% sản lượng ngô toàn miền Bắc). Trong khi đó các vùng: vùng BTB đạt 512.787 tấn (10% sản lượng ngô miền Bắc), vùng ĐBSH đạt 441.152 tấn (9% sản lượng ngô miền Bắc).
32
Bảng 1.6: Diện tích, sản lƣợng ngô phân theo địa phƣơng thuộc TDMNPB năm 2011 Tỉnh Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Toàn vùng 649.9 1696.2 Hà Giang 49.9 155.6 Cao Bằng 38.9 124.7 Bắc Kạn 16.9 65.5 Tuyên Quang 16.3 71.4 Lào Cai 32.7 110.7 Yên Bái 24.9 73.2 Thái Nguyên 18.6 80.6 Lạng Sơn 20.9 101.3 Bắc Giang 10.8 40.4 Phú Thọ 21.4 93.4 Điện Biên 29.8 71.0 Lai Châu 19.4 48.7 Sơn La 127.6 506.1 Hòa Bình 36.8 153.6 Nguồn[26] - Cơ cấu sản xuất mùa vụ
+ Vụ xuân - hè: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, TBMNPB là vùng có diện tích ngô vụ Xuân - Hè lớn nhất trong số các vùng thuộc miền Bắc, năm 2011 vụ xuân - hè đạt 291.000 ha, tăng 4.448 ha so với năm 2010.
33
Bảng 1.7: Cơ cấu mùa vụ sản xuất ngô các tỉnh Trung du Miền núi Phía Bắc năm 2010 - 2011 Vụ 2010 2011 So sánh (%) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích Năng suất Xuân - hè 286.552 34,7 291.000 38,1 101,6 109,8 Hè - thu 173.448 31,7 175.000 35,5 173.448 31,7 Nguồn[2]
+ So với vụ xuân - hè, vụ hè - thu có diện tích và năng suất thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu sản xuất ngô vụ do vụ hè - thu các điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của ngô như vụ xuân - hè, chi phí sản xuất ngô vụ hè - thu cũng lớn hơn, chăm sóc, bảo quản ngô vụ hè - thu cũng khó khăn hơn do trùng với mùa mưa. Hơn nữa, những vùng đất nương phần lớn đã sử dụng vào vụ xuân - hè, nên vụ thu chủ yếu trồng ở những khu vực ven sông, hồ, suối,... do vậy diện tích và năng suất thường thấp (35,5 tạ/ha so với 38,1 tạ ha) và bấp bênh hơn so với vụ xuân - hè.
Thực hiện chính sách thâm canh và xen canh tăng vụ trong sản xuất ngô trên toàn vùng, diện tích và năng suất của ngô vụ hè - thu đang dần được nâng lên nhằm đảm bảo chỉ tiêu môi trường: hạn chế việc chặt phá rừng để lấy đất trồng ngô. Do vậy, thay vì tập trung mở rộng diện tích vụ xuân - hè, các tỉnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển sang trồng ngô vụ hè - thu.
- Tình hình chuyển giao thiết bị kỹ thuật trong sản xuất ngô
+ Giống ngô: ngô lai chiếm tới trên 95% với nhiều chủng loại phong phú, nhiều giống mới được công nhận là có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao: LVN4, LVN99, VN8960, LVN45, CP999, CP888, CP989, PC3Q, CP333, CPA88, NK4300, NK54, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK8868, B9698, B9681, B06, B21,....
34
+ Về bảo quản, chế biến: Tổn thất sau thu hoạch vẫn còn khá lớn, trung bình 13 - 15%; Đặc biệt ở những khu vực chưa có nhiều các cơ sở chế biến, bảo quản. Ngô sau thu hoạch chủ yếu bảo quản bằng phương pháp truyền thống nên dễ sinh ra mối, mọt,... làm giảm chất lượng hạt ngô, hạ giá thành sản phẩm.
Tiểu kết chƣơng I
Là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất xã hội. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam chủ trương phát huy những thế mạnh của đất nước để phát triển các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ nhu cầu trong nước và làm nguồn hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới, thúc đẩy công cuộc CNH - HĐH nền kinh tế đất nước.
Ngành trồng ngô của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển nhanh và ổn định. Sự chuyển dịch các giống ngô, mùa vụ hợp lí trong quá trình sản xuất đã làm tăng hiệu quả sản xuất của ngành trồng ngô lên rất nhiều. Trên phạm vi cả nước, đã hình thành được các vùng ngô hàng hóa với diện tích, sản lượng và năng suất cao, đáp ứng được phần nào các nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Là vùng có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất cả nước, Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng ngô. Trong đó tỉnh có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất trong vùng đó là Sơn La. Với mục tiêu hướng tới một nền sản xuất ngô bền vững, Sơn La là góp phần rất lớn trong việc ổn định nhu cầu ngô trong vùng cũng như cả nước.
35
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ PHÂN BỐ CÂY NGÔ TỈNH SƠN LA
2.1. Vị trí địa lí
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc, diện tích 14.125km2
chiếm 4,27% tổng diện tích của cả nước, đứng thứ ba trong số 63 tỉnh thành cả nước. Sơn La nằm trong hệ tọa độ từ 20039’ đến 22002’ vĩ độ Bắc, 103011’ đến 105002’ kinh Đông.
Địa giới: Phía Bắc giáp các tỉnh:Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu. Phía Đông giáp các tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình. Phía Tây giáp tỉnh: Điện Biên. Phía Nam giáp các tỉnh: Thanh Hóa, Lào. Phía Tây Nam giáp: Lào.
Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628km. Năm 2012, toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 10 huyện). Nằm trên trục đường quốc lộ 6 (Hà Nội - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu), đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa kinh tế, chính trị nối vùng Tây bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sơn La còn là địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phòng thủ đất nước.
Có phạm vi lãnh thổ rộng lớn cùng vị trí địa lí là điều kiện để tỉnh Sơn La phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa các sản phẩm cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tiếp giáp với các tỉnh, thành phố và một số quốc gia cùng với sự phát triển của ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc đã góp phần to lớn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm ngô Sơn La cả trong và ngoài nước.
Vị trí địa lí Sơn La cũng gặp không ít những khó khăn: vị trí không mấy thuận lợi về giao thông, xa các trung tâm, các khu công nghiệp hay đô thị lớn, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc,… nên chi phí vận chuyển sẽ lớn gây khó khăn đến phát triển sản xuất.
36
2.2. Các nhân tố tự nhiên
2.2.1. Địa hình và đất đai
2.2.1.1. Địa hình
Địa hình của Sơn La chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và các cao nguyên. Độ cao trung bình từ 600 - 700 m so với mặt nước biển, có 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Địa hình núi: Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình như đứt gãy sông Đà, Nậm Pia đã tạo cho Sơn La nhiều dạng địa hình đặc trưng của vùng núi: địa thế hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất nghiêng dốc, độ dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp (< 15%).
+ Hệ thống núi phía tả ngạn sông Đà, là ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái, bắt nguồn từ đỉnh Nậm Khan (Quỳnh Nhai) có độ cao 1.130 m, chạy qua Mường La, Bắc Yên đến Phù Yên với các đỉnh cao từ 1.000 - 2.500 m hình thành lưu vực tả ngạn sông Đà.
+ Hệ thống núi phía hữu ngạn sông Mã, là ranh giới giữa Sơn La và Lào, bắt nguồn từ đỉnh Phù Dinh đến đỉnh PuTenLuông có đỉnh cao đến 2.000 m, hình thành nên vùng giữa hữu ngạn sông Mã.
+ Hệ thống núi xen giữa lưu vực sông Đà và sông Mã, bắt nguồn từ đỉnh Tà Con (Thuận Châu) có độ cao 1.717 m qua Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu gồm các đỉnh núi cao từ 1.000 - 1.500 m.
- Cao nguyên: Vùng giữa sông Đà và sông Mã hình thành 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu độ cao từ 800 - 1.050 m, diện tích khoảng 2 vạn ha, chạy dọc theo 2 bên đường Quốc lộ 6 từ Hoà Bình đến Yên Châu và cao nguyên Sơn La - Nà Sản nằm ở độ cao 600 - 800 m, diện tích khoảng 1,5 vạn ha từ Yên Châu đến đèo Pha Đin (Thuận Châu). Hai cao nguyên tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai tốt thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nói chung phát triển ngành trồng ngô hàng hóa nói riêng.
37
- Địa hình thung lũng: Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng với những cánh đồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ có quy mô từ 300 - 1.000 ha do phù sa các con sông suối bồi đắp tạo thành. Điển hình như cánh đông lúa ở Mường Tấc, huyện Phù Yên.
Địa hình với độ dốc cao ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác ngô của Sơn La, với trên 80% diện tích có độ dốc trên 200
, nếu như không có những biện pháp canh tác hợp lí sẽ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi,...trên diện rộng. Hơn nữa, độ dốc lớn cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình thủy lợi gặp rất nhiều những khó khăn. Hiện nay, phần lớn diện tích ngô của tỉnh Sơn La không có sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi, mà chủ yếu là từ nguồn nước tự nhiên, nước mưa. Điều này khiến cho canh tác ngô chủ yếu là một vụ, việc thâm canh khó được tiến hành ở những vùng đất có độ dốc cao.
2.2.1.2. Đất trồng
Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay có 8 nhóm đất với 27 loại đất khác nhau, cụ thể như sau:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 7.786 ha (chiếm 0,59% diện tích) phân bố ven sông, suối. Do đặc trưng của các con sông chảy trong phạm vi tỉnh thường ngắn, dốc nên ít có những bãi phù sa lớn. Ở địa hình thấp, trồng 2 vụ lúa, thường xuyên bị ngập nước; ở địa hình cao trồng 1 vụ lúa hoặc hoa màu (1 vụ lúa + ngô hoặc đậu tương). Đây là loại đất nằm trong quy hoạch mở rộng diện tích trồng ngô vụ Đông thông qua việc xen canh ngô - lúa trong cơ cấu sử dụng đất. Nhóm đất phù sa gồm 2 loại đất sau:
+ Đất phù sa không được bồi chua: phân bố ở các bậc thềm cao hơn so với loại đất phù sa được bồi. Phân bố tại các huyện Mai Sơn, Mường La, Quỳnh Nhai và Thuận Châu. Do ở các bậc thềm ven sông hoặc xa sông hơn nên ít chịu ảnh hưởng bồi tụ của phù sa hàng năm, bước đầu chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là quá trình canh tác.
38
+ Đất phù sa ngòi suối: Phân bố ở hầu hết tất cả các huyện, thành trong tỉnh. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, vì vậy muốn đạt năng suất cây trồng cao phải thâm canh cải tạo đất bằng chế độ phân bón thích hợp, trong đó vôi và phân lân phải được coi trọng hàng đầu.
- Nhóm đất lầy và than bùn: diện tích 223 ha, chiếm 0,02% diện tích. Được phân bố ven các sông, hồ. Ít có giá trị trong canh tác ngô.
- Nhóm đất đen: diện tích 6.393 ha, chiếm 0,49% diện tích. Đất đen được hình thành ở địa hình sườn dốc, bằng hoặc thung lũng thấp. Đất có chất lượng khá tốt, thích hợp cho việc trồng ngô trên đất này. Gồm 3 loại đất chính sau:
+ Đất đen trên secphentin: phân bố tập trung tại huyện Quỳnh Nhai và Thuận Châu. Thành phần cơ giới của đất nặng. Hàm lượng mùn tầng đất mặt giàu và giảm nhanh theo chiều sâu. Đất có màu đen hoặc đen xám.
+ Đất nâu thẫm trên đá bọt và đá macma bazơ: phân bố tại các huyện Bắc Yên, Phù Yên và Sông Mã. Thành phần cơ giới của đất nặng. Đất có phản ứng gần trung tính, độ no bazơ cao. Hàm lượng mùn tầng đất mặt giàu và giảm nhanh theo chiều sâu. Đất có màu nâu thẫm hoặc đen xám.
+ Đất đen cacbonnat: phân bố tại các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, thành phố Sơn La và Yên Châu. Thành phần cơ giới của đất nặng. Thích hợp cho việc trồng các loại ngô lai ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng: 879.834 ha, chiếm 66,87% diện tích, phân bố ở hầu khắp các huyện thành trong tỉnh. Nhóm đất đỏ vàng của Sơn La có 8 loại đất chính:
+ Đất nâu tím trên đá sa phiến thạch màu tím: thường phân bố ở độ cao từ 400-700m, tập trung ở các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Thuận