Giải pháp cho từng vụ

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 107 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.2.2. Giải pháp cho từng vụ

* Vụ xuân - hè

Gieo vào giữa tháng 3 đầu tháng 4 và thu hoạch vào tháng 7, 8, nếu gieo sớm hơn thì đất còn khô, ngô không mọc được, nếu gieo muộn quá thì đất ướt dính (vì mùa mưa bắt đầu từ tháng 5). Lựa chọn các giồng ngô lai phù hợp với từng huyện gồm các giống chính sau: LVN10, LVN61, LVN8960, LVN45, LVN14, LVN99, NK54, LVN25, CP333, NK4300, NK66, NK54,...

- Phần lớn ngô được trồng trên những vùng đất có độ dốc cao, hàng năm đất bị rửa trôi dinh dưỡng rất lớn, trong quá trình sản xuất cần quan tâm đến việc chống sói mòn đất.

108

- Trên đất dốc bố trí mật độ trồng hợp lí, trồng theo kiểu bậc thang, đường đồng mức để giảm rửa trôi chất dinh dưỡng đất, sử dụng biện pháp làm đất tối thiểu.

- Bố trí trồng luân, xen canh ngô với các cây họ đậu nhằm giảm thiểu sự rửa trôi đất bề mặt, bổ sung dinh dưỡng cho đất.

- Sử dụng phân bón hợp lí tùy theo từng giống ngô, tránh bón phân mất cân đối, khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học nhằm cải tạo, tăng độ phì của đất.

* Vụ thu

- Về thời vụ gieo trồng từ 20/4 – 15/5 (khi đất đủ ẩm)

- Cơ cấu giống: áp dụng với khu vực vùng thấp, ấm áp, các xã dọc sông Đà và huyện Mộc Châu, Phù Yên.

+ Vụ sớm: Trồng các giống ngô DK919, DK9901, DK9955, LVN10, VN8960, NK54, NK4300, CP 999, CP888, B9698, gieo trồng từ 1 - 20/7 hàng năm.

+ Chính vụ: Trồng các giống ngô ngắn ngày như: DK919, DK9901, DK9955, B9698, NK4300, CP 999,... và các giống ngô Nếp MX2, MX4, S2, VN6,...Thời vụ gieo trồng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 hàng năm

- Trong quá trình canh tác cần áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước. Đặc biệt là sử dụng tàn dư thực vật của cây trồng vụ trước, che phủ đất, tránh thoát hơi nước.

- Đưa các giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao, có khả năng chịu hạn tốt về những vùng có khả năng cung cấp nước hạn chế.

- Áp dụng phù hợp các quy trình kỹ thuật cho từng giống, từng vùng sinh thái cụ thể, trong đó phải sản xuất theo hướng thâm canh.

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)