6. Cấu trúc luận văn
3.2.2.2. Những vùng chuyên canh ngô tại Sơn La
Ngô là cây trồng có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên của Sơn La. Hiện nay đã hình thành nên những vùng ngô hàng hóa. Là những huyện có diện tích ngô lớn và năng suất cao.
Bảng 3.7: Một số vùng ngô hàng hóa chủ yếu của Sơn La năm 2012
Huyện Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Vùng tập trung Mộc Châu 36.640 41 149.650
Nông trường Mộc Châu, Tân Hợp, Chiềng Hắc, Hua Păng, Tô Múa, Lóng Luông.
Mai Sơn 22.640 40 105.400
Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Nà Bó, Phiêng Pằn, Chiềng Dong, Chiềng Lương Sông Mã 23.810 42 100.680
Bó Sinh, Chiềng En, Mường Lầm, Chiềng Sơ, Nà Ngựu, Mường Hung, Chiềng Khương
Ng
Nguồn [6] * Vùng ngô Mai Sơn
Mai Sơn là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 và dân số lớn thứ 3 của tỉnh Sơn La, là vùng có diện tích ngô năm 2012 là 22,64 nghìn ha, diện tích ngô lớn thứ 4, sản lượng đứng thứ 3 của tỉnh (chiếm 13,4% diện tích và 15,8% sản lượng ngô cả tỉnh). Năm 2013 sản lượng ngô tăng 14,4% so với sản lượng ngô năm 2012. Trong cơ cấu cây lương thực có hạt, cây ngô chiếm trên 90% diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt.
86
Biểu đồ 3.5: Diện tích, sản lƣợng ngô huyện Mai Sơn (2000 -2012)
Nguồn[18]
Ngô là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Mai Sơn. Trong các huyện của tỉnh Sơn La, chỉ có duy nhất Mai Sơn trong cơ cấu sản xuất ngô có cả ngô giống và ngô thịt. Đảm bảo lượng ngô giống cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và một số tỉnh thuộc CHDCND Lào. Ngô giống được trồng ở Mai Sơn thuộc vào 2 nông trường quốc doanh: Nông trường Tô Hiệu và Nông trường Chiềng Sung. Đây cũng là một trong những huyện có năng suất ngô cao nhất tỉnh Sơn La (gần 47 tạ/ha).
Diện tích ngô Mai Sơn bao tập trung chủ yếu ở các xã: Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Nà Bó, Phiêng Pằn, Chiềng Dong, Chiềng Lương,...7 xã trong tổng số 22 xã, thị trấn đã chiếm tới trên 80% diện tích ngô của cả huyện. Đây là những xã mà cây ngô chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về diện tích và sản lượng trong cơ cấu ngành trồng trọt, với năng suất trung bình đạt trên 40tạ/ha.
Hiện nay, huyện Mai Sơn đang có chính sách giảm diện tích ngô trên đất dốc bằng cách giảm diện tích vụ xuân - hè và tăng diện tích ngô vụ thu nhằm đảm bảo ổn định tổng diện tích cũng như sản lượng ngô của tỉnh.
7479 21400 19550 22730 22640 4432 38980 39030 105950 105400 0 5000 10000 15000 20000 25000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2000 2006 2008 2011 2012 Diện tích Sản lượng ha tấn
87
Mai Sơn là huyện có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, đặc biệt là những xã ven Quốc lộ 6, đây cũng là nơi tập trung rất nhiều các cơ sở chế biến, thu mua ngô lớn với công nghệ sản xuất tiến tiến hơn các vùng khác rất nhiều. Đây là điều kiện quan trọng để vùng ngô hàng hóa Mai Sơn ngày càng phát triển.
* Vùng ngô Mộc Châu
Mộc Châu là huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Sơn La. Trong những năm gần đây Mộc Châu là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất của tỉnh Sơn La với cơ cấu kinh tế đa dạng tạo động lực trong việc phát triển nền kinh tế chung của toàn tỉnh.
Mộc Châu cũng là huyện có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất của tỉnh Sơn La, luôn đứng đầu trong suốt từ những năm 2000 trở lại đây. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên: Cao nguyên Mộc Châu màu mỡ, điều kiện khí hậu mát mẻ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Năng suất trung bình trên 01 hecta ngô Mộc Châu luôn ở mức cao (trung bình trên 40 tạ/ha so với mức trung bình gần 40tạ/ha toàn tỉnh).
Bảng 3.7: Diện tích, sản lƣợng và vị trí xếp hạng ngô của Mộc Châu (2000 - 2012) Năm 2000 2006 2008 2011 2012 Diện tích (ha) 10830 24230 24450 36310 36640 Sản lượng (tấn) 29711 82140 117140 164060 149650 Xếp hạng 1 1 1 1 1 Nguồn[6]
Trong cơ cấu các loại ngô của Mộc Châu có sự đa dạng và khác biệt hơn đối với các vùng khác. Mộc Châu rất phát triển trong việc trồng cây ngô lấy thân để phục vụ cho sự phát triển và mở rộng của ngành chăn nuôi bò sữa. Đây là loại hình trồng trọt mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng ngô ở Mộc
88
Châu. Tuy nhiên, diện tích ngô lấy thân mới phát triển chủ yếu ở khu vực Nông trường Mộc Châu, chưa được mở rộng sang các xã lân cận.
* Vùng ngô Sông Mã
Sông Mã là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 và dân số đứng thứ 4 của tỉnh Sơn La. Là tỉnh địa hình chủ yếu là vùng núi với những đỉnh cao trên 2000m. Điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngô. Năm 2012 diện tích ngô Sông Mã 22.810 ha (đứng thứ 4 về diện tích), sản lượng đứng thứ 3 với 100.680 tấn. Năng suất ngô đạt trên 42 tạ/ha.
Bảng 3.8 Diện tích, sản lƣợng và năng suất ngô huyện Sông Mã (2000 - 2012) Năm 2000 2006 2008 2011 2012 Diện tích (ha) 1800 18410 18330 23790 23810 Sản lượng (tấn) 2863 62580 77730 99780 100680 Năng suất (tạ/ha) - 34 42 42 42 Nguồn[6]
Hiện nay cùng với đó là sự phát triển về cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông, với gần 24.000 ha, cây ngô đang là một trong những cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của huyện Sông Mã, đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Canh tác ngô tại Sơn La chủ yếu là hình thức canh tác ngô trên vùng đất dốc. Trước đây, bà con thường đốt nương và cày bừa trước khi gieo trồng, nên đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa bạc màu, dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả kinh tế giảm. Thực hiện mô hình sản xuất ngô bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La, Sông Mã đã thực hiện nhiều mô hình thử nghiệm tại các xã có diện tích ngô đất dốc lớn như: xã Chiềng Cang tại 3 bản: Chiềng Cang, Hin Phon và Bó Bon, quy mô 250 ha, 210 hộ tham gia, trồng giống ngô NK7328.
89
Tại đây, áp dụng phương pháp trồng ngô có che phủ và làm đất tối thiểu đã hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, giảm cỏ dại; lớp che phủ ngăn cản ảnh hưởng của thời tiết đến bề mặt đất, giữ ẩm cho đất khi gặp nắng hạn. Các hộ thực hiện mô hình cho hay dù có đợt nắng hạn kéo dài đầu vụ, nhưng nhờ có lớp che phủ nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô; sau 2-3 tháng, lớp che phủ bị phân hủy, tạo thành nguồn dinh dưỡng cho cây ngô trong giai đoạn nuôi bắp, năng suất ngô của mô hình tăng 20-30% (khoảng 8 tấn/ha, tập quán cũ chỉ đạt 6 tấn/ha). Cái lợi khi che phủ, số lần phun và lượng thuốc trừ cỏ ít hơn, giảm công lao động và tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.
Triển khai mô hình, Trạm Khuyến nông Sông Mã đã thực hiện tốt vai trò cầu nối, đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà, vận động các công ty, doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ cho các hộ xây dựng mô hình và tiêu thụ sản phẩm, đứng ra chọn đại lý có uy tín cung cấp giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho bà con. Từ đó bà con yên tâm vì mua được giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Hộ khó khăn được đại lý cung ứng cho mua với hình thức trả chậm, lãi suất ưu đãi...
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của vùng ngô Sông Mã là hệ thống các cơ sở thu mua và chế biến vẫn chưa phát triển tốt như khu vực Mộc Châu và Mai Sơn, do vậy hầu hết ngô hàng hóa được các thương lái và người thu gom thu mua và vận chuyển ra các địa bàn như Mai Sơn, TP. Sơn La, Thuận Châu,... để sấy và bảo quản rồi từ đó mới đưa ra thị trường.
Ngoài những vùng chuyên canh ngô lớn, tại một số huyện vẫn có những vùng chuyên canh quy mô nhỏ: Phù Yên, Yên Châu, Mường La, Thuận Châu.
3.3. Đánh giá chung