Những tồn tại

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 91)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất ngô Sơn La còn một số tồn tại như:

Năng suất ngô chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Dù là một tỉnh có diện tích ngô lớn nhất cả nước nhưng sản lượng vẫn đứng thứ 2 sau Đắclăk, năng suất ngô thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Diện tích ngô Sơn La chủ yếu là ngô nương, điều kiện canh tác trên địa hình đồi núi có độ dốc cao. Do vậy trong canh tác ngô với độ phủ bề mặt thấp (thời kỳ đầu) sẽ dễ gây hiện tượng xói mòn, thoái hóa đất,...cộng thêm với việc bón phân không cân đối, chưa áp dụng phổ biến các biện pháp, kỹ thuật canh tác trong sản xuất và thâm canh trên đất dốc,..đã ảnh hưởng đến hiệu quả cây ngô. Hơn nữa, việc canh tác ngô nương và chặt phá rừng bữa bãi để trồng ngô khiến cho diện tích rừng ngày càng suy giảm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Khâu thu hoạch và bảo quản ngô dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất ngô. Hơn nữa các cơ sở chế biến mới chỉ dừng lại ở mức phơi sấy, bán ngô hạt khô cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chưa có nhiều các sản phẩm chế biến từ ngô.

Thị trường tiêu thụ rộng lớn tuy nhiên giá cả tiêu thụ vẫn ở mức thấp, vẫn còn tình trạng “ép bán, ép giá” người nông dân, đặc biệt vào vụ Xuân - Hè. Ảnh hưởng đến năng suất lao động của người trồng ngô. Hơn nữa việc thu mua ngô

92

vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống lái buôn và người thu gom do vậy giá cả và nguồn cung cấp thường bấp bênh.

Hiện nay Sơn La đã hình thành những vùng ngô hàng hóa tuy nhiên nó được hình thành trên cơ sở tự phát, chưa có quy hoạch rõ ràng nên hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của các vùng ngô hàng hóa.

So với một số cây công nghiệp phổ biến trong tỉnh: mía, cà phê giá trị sản xuất của ngô vẫn thấp hơn rất nhiều, đòi hỏi cần có sự đầu tư, nghiên cứu để nâng cao giá trị sản xuất cây ngô trong tương lai.

93

Tiểu kết chƣơng 3

Trong quá trình phát triển, sản xuất ngô đã đạt được một số những thành tựu đáng kể và khẳng định được vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Sơn La.

Ngô là cây lương thực, cây trồng hàng hóa quan trọng của tỉnh Sơn La. Giá trị sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu giá trị sản xuất nhóm cây lương thực có hạt của tỉnh.

Hiện nay, từ các giống ngô truyền thống, năng suất thấp đã chuyển đổi sang sử dụng các giống ngô lai năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện khu vực. Trong cơ cấu các loại ngô cũng phong phú hơn, không chỉ đơn thuần ngô thịt còn có cả ngô giống, ngô lấy thân.

Cây ngô góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt Sơn La, phá thế độc canh của cây lúa. Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt.

Tỉnh đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng những huyện trọng điểm hình thành nên những vùng chuyên canh ngô hàng hóa: Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Phù Yên. Sự chú ý đến phát triển các vùng chuyên canh ngô góp phần khiến cho sự phân bố ngô ngày càng hợp lí hơn.

Vấn đề chế biến ngô sau thu hoạch được chú trọng, ban đầu đã xây dựng một số nhà máy: Nhà máy chế biến rượu ngô, nhà máy chế biến thân cây ngô cho bò sữa. Tuy mới chỉ quy mô nhỏ nhưng đã phần nào giải quyết được nhu cầu trong tỉnh và nâng cao giá trị sản xuất ngô.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất ngô tỉnh Sơn La vẫn phải đối mặt với nhiều những khó khăn, thách thức. Đó là tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định dẫn đến sự bấp bênh về hàng hóa nông phẩm,....

94

CHƢƠNG IV: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÔ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển

4.1.1. Quan điểm phát triển

4.1.1.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội

Để có thể duy trì và triển khai việc phát triển cây ngô, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế của nó đối với người sản xuất, đối với mục tiêu tăng thu nhập quốc dân. Sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại được khi sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, việc đạt được các hiệu quả kinh tế cũng góp phần thực hiện được mục tiêu xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo,...

4.1.1.2. Quan điểm sản xuất ngô thay thế hàng nhập khẩu

Đây là một quan điểm đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, hạn chế việc sử dụng ngoại tệ nhập khẩu ngô làm nguyên liệu cho sản xuất. Quan điểm này nhấn mạnh việc tự sản xuất ngô đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dụng trong nước, hạn chế dần sự nhập khẩu ngô nguyên liệu và tiến tới xuất khẩu.

4.1.1.3. Quan điểm sản xuất hàng hóa

Quan điểm này coi ngô là một loại hàng hóa cũng giống như các loại hàng hóa khác. Do đó, để mang lại hiệu quả cần đảm bảo chất lượng, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với các nước sản xuất ngô trên thế giới, trước hết là trong khu vực. Có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay. Quan điểm sản xuất hàng hóa luôn đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm của người sản xuất quyết định.

95

4.1.1.4. Quan điểm kết hợp truyền thống và hiện đại

Trong quá trình phát triển cây ngô ở nước ta hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất nông nghiệp mặt khác phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ của KHKT và quy trình công nghệ tiến tiến vào sản xuất ngô. Quan điểm này đánh dấu một bước phát triển mới của sản xuất ngô nước ta trong nền kinh tế hiện đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển cây ngô phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe của người dân và của cả người tiêu dùng. Phải khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng cao trên cơ sở khai thác triệt để tài nguyên môi trường, nhất là môi trường đất, rừng, nước; gắn với tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn - nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội

4.1.2. Định hướng phát triển

4.1.2.1. Định hướng phát triển sản xuất ngô của các tỉnh phía Bắc

- Xác định ngô là một trong những lợi thế để phát triển của vùng vì đất đai và điều kiện tự nhiên khá phù hợp

- Duy trì diện tích toàn miền khoảng 800.000ha, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng hàng năm ổn định khoảng 4 triệu tấn/năm.

- Chú trọng việc mở rộng diện tích ngô vụ xuân trên những chân đất ruộng bỏ hóa, đất đồi; ngô đông trên diện tích 2 vụ lúa, ngô thu tại một số tỉnh vùng TDMNPB. Mở rộng diện tích ngô vụ đông, vụ xuân trên đất chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất bỏ hóa vụ xuân tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.

- Phát triển các vùng trồng ngô tập trung, phát triển theo hướng bền vững, tăng cường đầu tư thâm canh, chú trọng luân, xen canh ngô với các cây họ đậu.

- Tập trung nghiên cứu, phát triển các giống ngô lai mới theo hướng năng suất, chất lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và mưa lũ thường gặp tại các tỉnh TDMNPB và Bắc Trung Bộ.

96

- Phát triển sản xuất ngô gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất đến sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản xuất ngô.

4.1.2.2. Định hướng phát triển ngô tỉnh Sơn La

Cây ngô được coi là cây lương thực và hàng hóa ưu thế của tỉnh Sơn La, tuy nhiên những năm tới cần giảm dần diện tích ngô nương rẫy, nhất là trên đất lâm nghiệp, chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm hoặc trồng rừng kinh tế. Tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, ổn định diện tích ngô gieo trồng toàn tỉnh từ 55.000 - 60.000ha. Đảm bảo diện tích được gieo trồng bằng các giống ngô lai để đạt năng suất bình quân 40 – 50 tạ/ha đối với ngô xuân - hè , 25tạ/ha đối với ngô đông. Dự kiến đến năm 2015 diện tích ngô giảm còn 72.050 ha (giảm 39.630 ha), sản lượng 302.610 tấn; năm 2020 giảm xuống còn 57.500 ha (giảm 14.550 ha), sản lượng 258.750 tấn.

Thực hiện phương thức luân canh một vụ ngô một vụ đậu để cải tạo và tăng hiệu quả kinh tế. Xây dựng vùng ngô chuyên canh tập trung tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã. Đây là những vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với cây ngô, giao thông thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác; Tăng diện tích trồng ngô vụ Thu - Đông trên đất ruộng 1 vụ, bãi bằng để giảm áp lực gieo trồng cây lương thực trên đất dốc.

Tiếp tục làm tốt vai trò “cầu nối” trong mối liên kết 4 nhà để sản xuất ngô bền vững ở Sơn La: Kết nối các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, công ty cung ứng giống ngô đảm bảo chất lượng; Xây dựng các mô hình và tuyển chọn cơ cấu giống ngô mới phù hợp, có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm ngô cho nông dân.

Đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn, trong đó chú trọng phương pháp tập huấn tại hiện trường.

97

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tích cực đầu tư thâm canh, xen canh, luân canh, tăng vụ,… để nâng cao năng suất và sản lượng ngô của toàn tỉnh.

Tiếp tục khuyến cáo các biện pháp bảo quản sau thu hoạch, tăng cường cung cấp thông tin thị trường nông sản, tư vấn nơi tiêu thụ để tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.

4.2. Một số giải pháp

4.2.1. Các giải pháp chung

4.2.1.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua thực trạng cho thấy lao động trong nông nghiệp nông thôn mới chỉ là lao động trực tiếp thuần túy, đơn ngành chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển sản xuất đi lên trong xu hướng chung của phát triển xã hội.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cần phải có kế hoạch đào tạo. Nhất là đào tạo nghề để tạo ra những con người có tay nghề kỹ thuật cao áp dụng trong sản xuất. Bên cạnh việc đào tạo theo các hệ chính quy cần đa dạng hóa thêm các hình thức đào tạo, mở thêm các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật cho cán bộ thôn bản, phổ biến kỹ thuật trồng trọt cho người dân,...

Tại Sơn La, công tác đào tạo tập huấn là một trong những nội dung hoạt động chủ yếu, thường xuyên của tỉnh, là một hình thức giáo dục không chính quy cho nông dân để hướng tới mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông. Trong 5 năm trở lại đây, trung tâm khuyến nông Sơn La đã chỉ đạo, tổ chức được gần 5.500 lớp tập huấn, 28 nhịp cầu nhà nông để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải đáp các thắc mắc của nông dân phát sinh trong quá trình sản xuất. Hướng dẫn, tư vấn, lập phương án sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cho gần 214.000 người (trung bình mỗi năm tổ chức được trên 1000 lớp tập

98

huấn cho 7.300 lượt người tham gia). Trong đó có các công tác liên quan đến khuyến nông cây ngô: kỹ thuật trồng và thâm canh cây ngô; các biện pháp bảo vệ và canh tác ngô bền vững trên đất dốc, sử dụng tàn dư thực vật làm băng chống sói mòn, sử dụng các loại phân vi sinh; trồng cây che phủ trên đất dốc, trồng cây theo đường đồng mức, kỹ thuật bón phân cân đối cho cây ngô; các biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ nâng cao giá trị sản xuất ngô trên 1 đơn vị canh tác, bảo quản và chế biến sản phẩm ngô sau thu hoạch, hoạch toán kinh tế hộ gia đình,…

Công tác đào tạo tập huấn đã có nhiều cải tiến về nội dung và phương pháp chuyển giao phù hợp với đặc thù sản xuất và tập quán canh tác và trình độ của mỗi vùng, mỗi dân tộc; chú trọng phương pháp tập huấn tại hiện trường và “cầm tay, chỉ việc”, lý thuyết đi đôi với thực hành. Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo để hướng dẫn các biện pháp canh tác, làm đất, kỹ thuật làm cỏ, chăm sóc, gieo trồng để tăng năng suất và hạn chế thấp nhất việc sói mòn, rửa trôi tài nguyên đất,…

Hơn nữa, các cơ sở sản xuất cần phối hợp với các trường: Trường trung cấp Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc, Trường dạy nghề Sơn La,...để đào tạo lao động kỹ thuật, lao động quản lí phục vụ cơ sở.

Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lực lượng lao động trong doanh nghiệp để nâng cao trình độ, tay nghề nhất là những lao động địa phương chưa qua đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức từ cấp xã trở lên phù hợp với yêu cầu mới. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý. Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ này tăng từ 30% lên 65 - 70%.

4.2.1.2. Củng cố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất

a. Cơ sở hạ tầng

99

Đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng mạng lưới giao thông vận tải bao gồm cả đường thủy và đường bộ tại các đầu mối giao thông chính của tỉnh là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp. Giao thông đường thủy cũng cần được quan tâm đặc biệt sau khi thủy điện Sơn La được hoàn thành, đảm bảo an toàn cho các trục đường thủy tạo thuận lợi cho việc thu mua và tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

Thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La, tỉnh đã ban hành quyết định về qui định việc xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó các huyện trong tỉnh đã triển khai các dự án làm đường giao thông nông thôn trên cơ sở “nhà nước và nhân dân cùng làm” đem lại hiệu quả cao, giúp cho giao thông nông thôn ngày càng phát triển. Đặc biệt, tại một số địa bàn ở Sơn La: Mộc Châu, Sông Mã, Phù Yên,... những vùng có diện tích ngô lớn, một số công ty thu mua ngô đã đầu tư để phát triển giao thông đến tận khu vực canh tác ngô tạo

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 91)