Kiến thức bản địa của các dân tộc Sơn La trong sản xuất

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 79 - 82)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.6.Kiến thức bản địa của các dân tộc Sơn La trong sản xuất

a. Kiến thức bản địa của người Thái trong hoạt động nương rẫy

Song song với việc sản xuất lương thực trên ruộng nước, người Thái còn làm nương rẫy. Nương rẫy đã bổ sung nguồn lúa gạo và tăng chủng loại cây trồng thực phẩm, làm cho nền nông nghiệp của người Thái phá được thế độc

80

canh cay lúa , chuyển sang đa canh nhiều chủng loại cây trồng. Theo lối canh tác của người Thái, có những loại nương chuyên canh đồng thời xen canh như sau:

- Nương lúa trồng xen vừng, lạc, dưa bở, bầu bí, khoại sọ. - Nương ngô trồng xen đậu nho nhe, bí, bầu.

- Nương kê trồng xen vừng, lúa miến và dành khoảnh trồng lạc. - Nương bông trồng xen dưa.

- Nương trồng săn xen ngô gối vụ.

Trên một diện tích nương, tập quán Thái chỉ thực hiện ba vụ cũng là ba năm hay ba mùa. Vì thế trong ngôn ngữ chỉ có ba tên gọi ba vụ: lao, lộc, lựm,

không có danh từ chỉ vụ thứ tư. Như vậy trên một diện tích chỉ gieo trồng được ba vụ, đến năm thứ tư thì phải phá rừng làm nương mới. Từ đó có thể thấy phá rừng làm bốn đám nương luân chuyển đã khép kín trong chu kỳ 12 năm. Đó cũng là thời gian đảm bảo cho rừng nhiệt đới tái sinh và người nông dân có thể trở lại canh tác trên diện tích ban đầu. Thuật ngữ nông nghiệp gọi đây là cách làm nương rẫy theo phương pháp: luân canh bỏ hóa trong vòng khép kín. Với phương pháp như thế - luật tục - trong phạm vi đất chung do bản quản lý, người ta khoanh hẳn một vùng đất rừng rộng hàng chục hecta mang tên đất nương để các gia đình sống chung một bản tự do làm nương rẫy. Trong cuộc sông mưu sinh Thái, hình thức canh tác nương rẫy chiếm một phần quan trọng sau ruộng, nằm trong lãnh thổ bản. Các khoảng nương này đã được công nhận có chủ nên không ai trong bản tranh sử dụng khi đến thời gian canh tác lại, dù chưa canh tác.

Người Thái nhận thức được nhiều loại đất khác nhau dựa vào chỉ thị thực vật, màu sắc, độ ẩm của đất... Kinh nghiệm truyền thống trong chọn địa điểm làm nương là chọn các khu rừng tốt, cây to, cỏ mọc dày, đất không quá dốc đứng, đất có màu đen, “đất có nhiều thịt”. Tránh khoảng đất có cỏ gianh, cỏ chó đẻ... vì đây là khoảng đất xấu “trồng không được ăn”.

81

Trồng ngô trên hốc đá hay còn gọi là “thổ canh hốc đá” là một tập quán canh tác sáng tạo và cũng là kinh nghiệm canh tác bản địa của người Mông sống ở vùng núi cao, chủ yếu ở những nơi có độ dốc lớn, địa hình núi đá.

Trên bìa mặt địa hình có ít hoặc rất ít đất nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá. Tận dụng các phần đất sẵn có trong các khe đá, người Mông trồng ngô và một cây lương thực khác; họ gọi loại nương này là “xùa tề” và “dâu tề”.

Xùa tề là loại nương có nhiều hốc đá nhỏ nằm kề lên nhau. Trong các loại hốc đá, khe đá đó có sẵn đất (tầng đất dày hay mỏng phụ thuộc vào vị trí xếp của các hòn đá) do quá trình rửa trôi và phong hóa của thiên nhiên tạo thành. Ở những nơi có lớp đất mỏng không đủ cho canh tác thì người Mông gùi đất từ dưới khe lên lấp đầy. Vì các hốc đá thường nhỏ không thể dùng cày trong quá trình làm đất, do vậy công cụ làm đất duy nhất là chiếc cuốc. Sau khi làm đất họ tiến hành gieo hạt. Tùy từng diện tích hốc đá mà có thể từ 1 - 7 hốc ngô. Ở những nơi có thể trồng được 3 hốc ngô trở lên, bà con trồng xen thêm rau, đậu theo phương thức quay vòng. Để không bị mưa làm rửa trôi, xói mòn đất, bà con nhặt những hòn đá ở xung quanh, xếp thành những gờ nhỏ ở giữa các khe đá để giữ đất.

Dầu tề là loại nương phổ biến ở những khu vực có nhiều hốc đá với những khoảng đất rộng trên 2m2. Đặc biệt là ở những nơi có tảng đá to với bề mặt tương đối bằng phẳng thì người Mông thường gùi đất và đổ lên trên các mặt đá đó để tận dụng diện tích và sau đó tiến hành canh tác như xùa tề. Đây là loại nương ít bị bỏ hoang và cũng là loại nương dễ làm, có điều kiện thâm canh; hầu hết các hộ người Mông đều có loại hình canh tác này.

Cả 2 kiểu nương trên đều có cùng một quy trình canh tác: cuối tháng 2 âm lịch, khi thời tiết đã trở nên ấm hơn và bắt đầu có mưa nhỏ, người Mông làm đất, khi làm đất họ vùi thêm phân chuồng; cuối tháng 2 đầu tháng 3 khi đất đã ải họ xới đất lại để tra hạt. Khi ngô đã mọc từ 3 - 5 lá, họ thường gieo thêm đậu leo, rau cải, rau bí.

82

Sau khi ngô đã già và chắc hạt, họ để ngô chín rũ trên nương cho đến khi ngô khô hẳn họ mới bẻ về nhà. Phương thức thổ canh hốc đá được coi như một minh chứng về khả năng thích ứng của người Mông với hoàn cảnh, môi trường địa lí vùng cao đầy khó khăn.

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 79 - 82)