Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 97 - 98)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.1.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua thực trạng cho thấy lao động trong nông nghiệp nông thôn mới chỉ là lao động trực tiếp thuần túy, đơn ngành chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển sản xuất đi lên trong xu hướng chung của phát triển xã hội.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cần phải có kế hoạch đào tạo. Nhất là đào tạo nghề để tạo ra những con người có tay nghề kỹ thuật cao áp dụng trong sản xuất. Bên cạnh việc đào tạo theo các hệ chính quy cần đa dạng hóa thêm các hình thức đào tạo, mở thêm các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật cho cán bộ thôn bản, phổ biến kỹ thuật trồng trọt cho người dân,...

Tại Sơn La, công tác đào tạo tập huấn là một trong những nội dung hoạt động chủ yếu, thường xuyên của tỉnh, là một hình thức giáo dục không chính quy cho nông dân để hướng tới mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông. Trong 5 năm trở lại đây, trung tâm khuyến nông Sơn La đã chỉ đạo, tổ chức được gần 5.500 lớp tập huấn, 28 nhịp cầu nhà nông để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải đáp các thắc mắc của nông dân phát sinh trong quá trình sản xuất. Hướng dẫn, tư vấn, lập phương án sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cho gần 214.000 người (trung bình mỗi năm tổ chức được trên 1000 lớp tập

98

huấn cho 7.300 lượt người tham gia). Trong đó có các công tác liên quan đến khuyến nông cây ngô: kỹ thuật trồng và thâm canh cây ngô; các biện pháp bảo vệ và canh tác ngô bền vững trên đất dốc, sử dụng tàn dư thực vật làm băng chống sói mòn, sử dụng các loại phân vi sinh; trồng cây che phủ trên đất dốc, trồng cây theo đường đồng mức, kỹ thuật bón phân cân đối cho cây ngô; các biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ nâng cao giá trị sản xuất ngô trên 1 đơn vị canh tác, bảo quản và chế biến sản phẩm ngô sau thu hoạch, hoạch toán kinh tế hộ gia đình,…

Công tác đào tạo tập huấn đã có nhiều cải tiến về nội dung và phương pháp chuyển giao phù hợp với đặc thù sản xuất và tập quán canh tác và trình độ của mỗi vùng, mỗi dân tộc; chú trọng phương pháp tập huấn tại hiện trường và “cầm tay, chỉ việc”, lý thuyết đi đôi với thực hành. Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo để hướng dẫn các biện pháp canh tác, làm đất, kỹ thuật làm cỏ, chăm sóc, gieo trồng để tăng năng suất và hạn chế thấp nhất việc sói mòn, rửa trôi tài nguyên đất,…

Hơn nữa, các cơ sở sản xuất cần phối hợp với các trường: Trường trung cấp Nông lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc, Trường dạy nghề Sơn La,...để đào tạo lao động kỹ thuật, lao động quản lí phục vụ cơ sở.

Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lực lượng lao động trong doanh nghiệp để nâng cao trình độ, tay nghề nhất là những lao động địa phương chưa qua đào tạo.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức từ cấp xã trở lên phù hợp với yêu cầu mới. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý. Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ này tăng từ 30% lên 65 - 70%.

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)