Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 101 - 103)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.1.4.Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất trọng tâm là công tác giống cây trồng và các giải pháp sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.

Khuyến khích nghiên cứu nhằm tạo ra các giống ngô thích hợp: giống chịu hạn, giống lai năng suất cao, các loại giống có lá dài, kín để hạn chế sản phẩm hư hỏng do thời tiết. Nhanh chóng đưa cây ngô chuyển gen vào sản xuất nhằm tạo bước đột phá về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế.

Tiến hành thử nghiệm nhiều dòng, giống khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau để chọn tạo ra các giống ngô phù hợp với điều kiện địa phương. Xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất giống ngô lai và ngô thuần có chất lượng cao tại địa phương để đảm bảo chủ động cung ứng giống tại địa phương.

Áp dụng quy trình công nghệ cao trong thâm canh,canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm. Đặc biệt, các thiết bị trong chế biến sản phẩm, nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm từ ngô để mang lại giá trị cao cho người sản xuất ngô Sơn La cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

102

* Xây dựng các mô hình khuyến nông

Song song với công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật là việc xây dựng mô hình khuyến nông. Đây là một hướng chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân đạt hiệu quả cao nhất. Từ những năm 2000 trở lại đây, Khuyến nông Sơn La đã xây dựng được hơn 400 mô hình trình diễn thâm canh các giống ngô lai mới trong cả 2 vụ xuân - hè và vụ thu - đông cho trên 2.800 hộ nông dân tham gia thực hiện, năng suất đạt trên 5tấn/ha. Khoảng trên 2 vạn hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng ngô lai và được tham quan đầu bờ.

Hàng năm trung tâm khuyến nông Sơn La phối hợp với các công ty, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như: Công ty DEKALB Việt Nam, Bioseed Việt Nam, Công ty TNHH Syngenta, … và chỉ đạo các trạm khuyến nông huyện, thành phố xây dựng từ 200-250 mô hình/năm, trong đó có các mô hình trồng và thâm canh các giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất và các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

* Tổ chức các hội nghị, hội thảo để khuyến cáo mở rộng sản xuất các giống ngô lai mới, năng suất, chất lượng cao, sức chống chịu tốt ra sản xuất đại trà.

Từ sự thành công của các mô hình, toàn hệ thống Khuyến nông Sơn La đã tiến hành tổ chức được gần 120 cuộc hội nghị, hội thảo đầu bờ trong một năm với gần 37.000 đại biểu đến tham quan, học tập, trao đổi kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được nâng lên, đặc biệt là sự chuyển biến trong nhận thức. Những tiến bộ kỹ thuật đã được nông dân ứng dụng rộng rãi trong sản xuất ngô. Năng suất, sản lượng, chất lượng ngô hạt đã được tăng dần qua từng năm. Công tác đầu tư, thâm canh và sản xuất theo hướng bền vững đã được nông dân chú trọng; Tư duy, nhận thức và tập quán canh tác của nông dân đã có những bước chuyển biến tích cực; Cơ cấu giống ngô lai chiếm trên 97% diện tích gieo trồng; Công tác chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm bắt đầu được quan tâm, chú trọng,….; Các giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất cùng với việc vận dụng tốt quy trình kỹ thuật mang lại hiệu quả thu

103

nhập cao đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 101 - 103)