Phân bố ngô tại các tiểu vùng nông nghiệp tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.1.Phân bố ngô tại các tiểu vùng nông nghiệp tỉnh Sơn La

* Tiểu vùng nông nghiệp dọc quốc lộ 6

Bao gồm các huyện Mộc Châu (năm 2013 bao gồm cả huyên Vân Hồ), Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La với diện tích 6.217 km2

(chiếm 43.9% diện tích tự nhiên). Đây là vùng được coi là có nhiều thuận lợi trong sản xuất và phát triển ngô tại Sơn La. Với 2 cao nguyên lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La - Nà Sản và vùng núi ven 2 cao nguyên này. Cao nguyên có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Trên thực tế, đây là vùng có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành ngô hàng hóa của Sơn La.

Diện tích ngô toàn vùng năm 2012 là 90,79 nghìn ha (chiếm 53,8% diện tích và 58,5% sản lượng ngô toàn tỉnh), đây là vùng có diện tích ngô lớn nhất so

83

với 2 tiểu vùng nông nghiệp còn lại của Sơn La. Trong đó lớn nhất là Mộc Châu và Mai Sơn (chiếm trên 65% diện tích toàn vùng), năng suất ngô trung bình đạt gần 44,6 tạ/ha (cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả tỉnh 39,6 tạ/ha).

Dọc theo Quốc lộ 6, nhất là dọc theo các huyện Mộc Châu, Yên Châu và Mai Sơn ngô được trồng với mật độ rất lớn. Đây là nơi thuận tiện cho việc áp dụng các giống mới (là vùng duy nhất có sự phát triển của ngành sản xuất ngô giống), kỹ thuật canh tác mới một cách thuận lợi nhất nên năng suất ngô luôn cao hơn so với các tiểu vùng khác.

Các giống ngô trồng chủ yếu ở vùng này đa dạng hơn rất nhiều so với các vùng khác: các giống ngô lấy thân (được trồng ở quanh Nông trường Mộc Châu), các giống ngô lai ngắn ngày năng suất cao. Hơn nữa, do giao thông thuận lợi nên đây là những khu vực tập trung nhiều các trung tâm chế biến và tiêu thụ ngô lớn của toàn tỉnh, từ đó ngô Sơn La được phân phối ở hầu khắp các vùng trong cả nước và nước ngoài.

* Tiểu vùng nông nghiệp dọc sông Đà

Bao gồm các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên với diện tích 4830,7km2 (chiếm 31% diện tích tự nhiên của tỉnh). Vùng này đặc trưng bởi điều kiện địa hình dốc, độ dốc phổ biến trên 250

, trừ một vài thung lũng: suối Tấc, suối Nậm Giôn,...có độ dốc nhỏ hơn. Đất đai có sự phân hóa theo đai cao gồm đất mùn trên núi và đất feralit đỏ vàng ở vùng thấp, còn thung lũng Phù Yên chủ yếu là đất tích tụ, bồi tụ, rất thích hợp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và cây ngô nói riêng.

Ngoài điều đất đai, độ dốc địa hình thì khí hậu cũng tạo nên nét đặc trưng trong sự phân bố các giống ngô ở khu vực này. Đặc biệt ở những vùng cao, có khí hậu nóng nên các giống ngô chịu hạn được phát triển ở những vùng này. Đặc điểm của những giống ngô lai chịu hạn là thời gian sinh trưởng dài hơn, khả năng chịu hạn cao hơn và năng suất đạt mức khá cao, do vậy những vùng có địa

84

hình cao, độ dốc lớn là nơi trồng chủ yếu các giống ngô chịu hạn: CP3Q, CP999,...

Về diện tích, năm 2012 diện tích ngô toàn vùng là 52,7 nghìn ha (chiếm 31,2% diện tích và 14.2% sản lượng), năng suất trung bình toàn vùng chỉ đạt 32,2 tạ/ha (thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh). Ngô tập trung chủ yếu tại Phù Yên, đây là một trong những vùng ngô hàng hóa của Sơn La. Năm 2012 Phù Yên chiếm đến gần 40% diện tích và trên 35% sản lượng ngô của vùng). So với 2 vùng còn lại thì đây là vùng có năng suất thấp nhất tỉnh. Hơn nữa điều kiện giao thông đi lại khó khăn là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường ngô của vùng ít sôi động hơn các vùng khác.

* Tiểu vùng vùng cao biên giới

Bao gồm 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp, với diện tích 3124,04 km2 (chiếm 22,1% diện tích tự nhiên của tỉnh), dân số năm 2012: 174,6 nghìn người (chiếm 15,3% dân số), mật độ trung bình 54người/km2.

Do địa hình chủ yếu là núi cao nên các hoạt động nông nghiệp diễn ra chủ yếu ở những diện tích thuộc về thung lũng sông Mã và những vùng ven sông. Giao thông đi lại khó khăn, vào mùa mưa hiện tượng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra do sạt lở, chất lượng đường kém. Cơ sở hạ tầng vùng này kém nhất so với các vùng còn lại. Tuy nhiên, đây là vùng có vị trí địa chính trị rất quan trọng vị có nhiều xã giáp biên giới và nhiều xã đặc biệt khó khăn. Vì vậy, phát triển cây trồng hàng hóa đang là một trong những chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế của 2 huyện thuộc tiểu vùng vùng cao biên giới nói chung.

Do diện tích nhỏ nên diện tích và sản lượng ngô của vùng chỉ chiếm khoảng 15% của toàn tỉnh. Tuy nhiên năng suất ngô của vùng khá cao. Đặc biệt là Sông Mã (42,28 tạ/ha). Đây cũng là huyện có diện tích ngô không chỉ lớn nhất vùng mà còn là một trong những vùng ngô hàng hóa của tỉnh với diện tích 22,8 nghìn ha (chiếm trên 90% diện tích của vùng).

85

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 82 - 85)