6. Cấu trúc luận văn
3.1.2.5. Vấn đề canh tác ngô tại Sơn La
a. Hình thức trồng
Trong kỹ thuật canh tác, ngô có thể được trồng thuần hoặc trồng xen tùy vào loại địa hình, điều kiện khí hậu và khả năng canh tác của người trồng ngô. Sơn La, diện tích ngô nương chiếm tỉ lệ chủ yếu (trên 70%) và chủ yếu là người dân trồng thuần (ngô độc canh) trên diện tích này. Hiện nay, tại Sơn La cũng đã phổ biến hình thức ngô trồng xen (cây ăn quả, bông, lạc, đậu,...) Tuy nhiên vẫn chỉ mới đang trong quá trình thực hiện trên phạm vi nhỏ ở một số địa phương có điều kiện địa hình, tự nhiên thuận lợi (Mộc Châu, Mai Sơn), còn hầu hết các huyện ngô nương độc canh vẫn là hình thức chủ yếu. Trong quá trình điều tra thực tế của tác giả tại bản Nà Hường - Nà Bó - Mai Sơn, tổng số hộ trong bản là 32 thì 100% số hộ có nương ngô và 100% số nương ngô này đều được trồng theo hình thức độc canh.
Hình thức ngô nương độc canh hiện nay vẫn được coi là hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngô xen canh. Bởi sự dễ dàng trong việc gieo trồng, quản lí phân bón, sâu bệnh,...
b. Phân bón và chăm sóc
Tùy theo từng loại đất, tập quán canh tác và điều kiện kinh tế của các hộ nông dân mà có mức bón phân khác nhau. Hiện nay ở Sơn La, mức phân bón chung cho 1 hecta ngô thường phổ biến ở mức:
76
Bảng 3.6: Định mức phân bón trung bình/ha ngô tỉnh Sơn La năm 2013
Loại phân bón Số lƣợng (kg)
NPK tổng hợp 100
Urê 100
Phân hữu cơ 5000
Supe Lân 300
Kali 150
Nguồn[16]
Tùy theo từng điều kiện mà định mức phân bón này thay đổi phù hợp: ngô nương thường ít khi được sử dụng phân hữu cơ mà thay vào đó là tăng lượng phân bón tổng hợp từ 100kg/ha lên 150 - 200kg/ha. Bón phân được chia thành 3 thời kỳ: 1 lần bón lót và 2 lần bón thúc. Tuy nhiên phần lớn diện tích ngô tỉnh Sơn La (đặc biệt là ngô nương) thường không bón lót (sử dụng phân hữu cơ) mà chỉ có 2 lần bón thúc.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng chủ yếu hiện nay ở Sơn La là thuốc diệt cỏ dạng nước (tên KH) nhưng người dân vẫn hay gọi là “cháy nhanh” và “cháy chậm”, được dùng trước quá trình làm đất thay cho việc phải phát nương trước đây, còn lại các thuốc BVTV khác dùng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây với một số loại bệnh chủ yếu: Khâu vằn, đốm lá, bạch tạng, phấn đen,… Định mức thuốc BVTV của tỉnh Sơn La năm 2013 khoảng 10lít/ha.
Nhìn chung, ngô là cây trồng khá “dễ tính”, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện chăm sóc của người dân Sơn La do vậy mà quá trình trồng và chăm sóc ngô diễn ra khá thuận lợi, tốn ít công. Đây là một nhân tố quan trọng đưa vùng này thành “vựa ngô” của cả nước.
d. Một số hình thức canh tác phổ biến tại Sơn La
77 - Quy trình canh tác ngô trên đất dốc
* Đất trồng ngô: Các loại đất đều có thể trồng được ngô, nhưng để đạt năng suất cao và hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra như: rửa trôi, sói mòn, sạt lở nên sử dụng đất giàu dinh dưỡng và có độ dốc quá lớn, không trồng ngô vào diện tích quy hoạch trồng rừng. Do không chủ động nguồn nước tưới nên phần lớn chỉ trồng được 1 vụ/năm, một số diện tích nhỏ có điều kiện thuận lợi cho thâm canh có thể trồng được 2 vụ/năm. Để thâm canh ngô bền vững trên đất dốc, sau khi thu hoạch ngô vụ trước không được không đốt bỏ thân, lá ngô mà tiền hành cày ải, dùng cày trâu, cày sâu 15 – 20cm theo đường đồng mức, thu gom toàn bộ thân, lá cây ngô và tàn dư thực vật xếp từng băng song song với đường cày, khoảng cách 5-6m để hạn chế sói mòn, mặt khác tàn dư thực vật mục nát sẽ làm tăng dinh dưỡng trong đất và vi sinh vật có lợi cho đất trở nên tơi xốp.
* Giống: Nên dùng giống ngô lai ngắn ngày có năng suất cao, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi, sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.
* Thời vụ: Bố trí mùa vụ hợp lý tránh thời kỳ ngô trổ cờ, phun râu, gặp mưa nhiều hoặc nắng hạn kéo dài. Ở Sơn La thường gieo vào vụ xuân - hè từ 25 tháng 3 đến hết tháng 4. Tiến hành gieo trồng sau khi trời mưa, độ ẩm lớn cho phép tỉ lệ nảy mầm cao
* Mật độ: Tùy thuộc vào giống, độ dốc, điều kiện canh tác và vùng sinh thái để bố trí mật độ, khoảng cách phù hợp. Đất dốc bố trí trâu cày rạch hàng theo đường đồng mức, hàng cách hàng 70cm; cây cách cây 30cm.
* Phân bón: Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao nên đòi hỏi phải đầu tư phân bón đầy đủ, kịp thời. Lượng phân bón cho 1 ha:
- Phân chuồng 7 - 10tấn hoặc 700kg - 1000kg phân hữu cơ vi sinh. - Đạm Urê: 300 - 500kg
- Super lân: 350 - 400kg - Kali clorua: 100 - 120kg
78 * Cách bón
- Bón lót toàn bộ phân truồng và phân lân, lấp nhẹ đất trước khi gieo hạt. - Bón thúc 3 lần: Khi bón thúc nên bón sau khi trời mưa nhẹ đảm bảo độ ẩm để đạt hiệu quả phân bón cao, cách gốc 7 – 10cm về phía trên sau đó dùng cuốc lấp kết hợp với vun gốc.
+ Lần 1: Khi ngô 3-5 lá: 1/3 lượng Urê +1/2 lượng Kali + Lần 2: Khi ngô 7-9 lá: 1/3 lượng Urê +1/2 lượng Kali + Lần 3: Trước khi ngô trổ cờ 10 ngày: Bón hết lượng Urê * Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại
- Dăm tỉa cây con để đảm bảo mật độ .
- Sâu hại chính đối với ngô là sâu cắn lá, sâu đục thân, sâu xám, rệp cờ ngô,… khi sâu xuất hiện đến ngưỡng kinh tế, tiến hành dùng thuốc hóa học xử lí.
- Bệnh hại chính là khâu vằn do nấm Rhizoctonia solani, khi bệnh xuất hiện nhiều gây thiệt hại, xử lí bằng thuốc hóa học.
- Diệt trừ cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc dùng thuốc trừ cỏ Atranex80WP hoặc Mizin 80 WP để phun khi trời mát, độ ẩm cao (pha 40-50g thuốc/bình 1 lít).
- Hiệu quả vấn đề canh tác ngô bền vững trên đất dốc
Do điều kiện diện tích trồng ngô của tỉnh chủ yếu trên đất dốc, nương bãi, việc trồng ngô chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên là chính. Việc canh tác và sử dụng những phương thức truyền thống tương đối đơn giản, theo tập quán quảng canh đã dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất rất lớn là nguy cơ làm giảm dần năng suất, hiệu quả trong sản xuất cây ngô.
79
Trong những năm qua một số chương trình, dự án, tổ chức, đơn vị, trường Đại học, các trung tâm trong và ngoài tỉnh đã nghiên cứu khoa học, xây dựng nhiều mô hình trình diễn để khuyến cáo kịp thời tới bà con nông dân Sơn La về biện pháp canh tác ngô bền vững trên đất dốc và bảo vệ môi trường. Đến nay người nông dân đã biết đầu tư phân bón cho cây ngô và tăng hệ số sử dụng đất bằng cách trồng ngô ở những nơi đất ẩm vào vụ ngô thu; trồng ngô xen canh với một số cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là trú trọng tuyên truyền các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc để sản xuất nông nghiệp nói chung, gieo trồng ngô nói riêng ổn định lâu dài.
Hệ thống Khuyến nông Sơn La cũng đã mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp cơ sở. Từ những mô hình trình diễn, nhận thức của người nông dẫn đã chuyển biến tích cực: thay đổi cơ cấu giống địa phương bằng các giống lai; đầu tư thâm canh, tăng vụ, khai hoang diện tích,… đã hình thành nhiều vùng sản xuất ngô hàng hóa. Việc tiếp thu có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ và công nghệ sản xuất để ứng dụng vào thực tế sản xuất, đặc biệt là ứng dụng các giống mới vào sản xuất nông nghiệp của phần lớn hộ dân đã góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một hécta đất canh tác.
Sản xuất hiện nay ngô đã được triển khai như: làm nương bậc thang, che phủ đất bằng tàn dư thực vật, canh tác theo đường đồng mức, trồng cây che phủ đất,… nhưng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật này mới chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ.