- Tính chất giao tiếp của DẠY bộc lộ
3. Giáo dục văn hĩa giao tiếp trong nhà trường cần giúp học sinh làm chủ các
trường cần giúp học sinh làm chủ các phương tiện giao tiếp, cĩ được những kĩ năng giao tiếp
Các phương tiện, hình thức giao tiếp như hệ thống kí hiệu, biểu trưng, hành vi phi ngơn ngữ, ngơn ngữ, nghệ thuật, internet là kết quả sáng tạo của nhân loại, tạo thành vốn văn hĩa giao tiếp của con người. Càng nắm được các phương tiện này con người càng cĩ khả năng giao tiếp nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn. Đặc biệt, nhà trường cần quan tâm đến vai trị của ngơn ngữ và nghệ thuật vì “Nghệ thuật là hình thức cao nhất của hoạt động giao tiếp” (8). Giáo dục nghệ thuật khơng chỉ
hay tư tưởng mà cịn là nội dung, mục tiêu của bản thân giáo dục – bởi giúp mỗi người biết sáng tạo hay thưởng thức nghệ thuật là giúp họ cĩ thêm một cách tồn tại, một hình thức để giao tiếp, để sống.
Giáo dục ngơn ngữ cũng vậy. Bên cạnh hành vi phi ngơn ngữ, khả năng sử
dụng ngơn ngữ là một tiêu chí quan trọng nĩi lên trình độ văn hĩa giao tiếp của mỗi người. Hiện nay, sự xuống cấp của văn hĩa giao tiếp bộc lộ rõ nhất trong việc sử dụng tiếng Việt. Nĩi tục, chửi thề là một chuyện, nhưng quan trọng hơn, một bộ phận khá lớn thanh thiếu niên khơng nắm vững tiếng mẹ đẻ, khơng cĩ khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình, từ cách viết một lá đơn xin phép đơn giản cho đến những văn bản phức tạp.
Tiếng nĩi là hồn của con người, ngơn ngữ là hồn của dân tộc. Khơng biết diễn tả điều mình cảm, mình nghĩ để người khác hiểu thì khơng thể giao lưu, thơng cảm với cả thế giới. Việc dạy tiếng Việt trong nhà trường hiện nay cần đảm bảo đến cấp học nào đĩ, học sinh phải viết đúng cũng như
cĩ thể sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo. Hiện nay, các trường học đơi khi dạy văn ưu tiên hơn dạy tiếng, dẫn đến tình trạng học sinh cĩ thể cĩ cảm xúc nhưng lại khơng biết cách diễn đạt. Thiết nghĩ văn phải bắt đầu từ tiếng, bắt đầu từ cái đúng rồi mới đến cái hay. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cần bắt đầu từ kĩ năng nĩi đúng, viết
đúng, rồi nâng dần lên thành nĩi hay, viết hay.
Giáo dục văn hĩa giao tiếp nghĩa là giúp học sinh làm chủ các cơng cụ và hình thức giao tiếp cũng như biết ứng xử một cách cĩ văn hĩa trong những tình huống khác nhau là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Tuy nhiên, đĩ chưa phải là tất cả. Cái chính là giúp các học sinh cĩ khả năng giao tiếp với nhau, mà để cĩ điều đĩ, ngồi văn hĩa giao tiếp, học sinh phải được giáo dục về tâm lí giao tiếp, lối sống, quan niệm và những phẩm chất như sự chân
thành, cởi mở, khơng ích kỉ, khơng khép kín, biết chấp nhận cái khác mình, chấp nhận đối thoại. Đây mới là “gốc” của sự
giao tiếp. Những hình thức, cử chỉ văn hĩa chỉ là cái mởđầu (“Miếng trầu là đầu câu chuyện”), cịn cái chính, cái cơ bản vẫn là tấm lịng cĩ sẵn sàng đến với nhau, cĩ xem người kia là bạn, cĩ thể lắng nghe nhau hay khơng. Đúng là khơng cĩ “miếng trầu” thì
khĩ “bắt đầu câu chuyện” nhưng vào chuyện rồi mà nếu khơng nhường nhịn, cởi mở, khơng thành thật với nhau thì hai bên cũng khơng thể gặp nhau và mọi chuyện sẽ
khơng thành.
Để giúp học sinh cĩ nền tảng tâm lí và những đức tính nĩi trên, ngồi việc giảng giải, thuyết phục, giáo dục thì mỗi ngày, trong mỗi bài học, trong từng việc làm, nhà trường và gia đình phải tạo ra mơi trường giao tiếp thuận lợi, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của mình, từ đĩ cĩ thể giao tiếp với bè bạn, thầy cơ giáo. Một khơng khí bình đẳng, dân chủ, đầy tình thương và bao dung, một thái độ thân thiện, khơng áp đặt sẽ là mơi trường giao tiếp tốt đồng thời cũng là mơi trường giáo dục lí tưởng, trong đĩ học sinh sẽ tự nguyện đến với thầy giáo; thầy giáo sẽ tiếp cận được tới từng cá thể học trị và như vậy, mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường sẽ dễđạt kết quả mong muốn.
Giáo dục văn hĩa giao tiếp là việc cần thiết và cấp bách, nhất là trong xã hội và mơi trường giáo dục của chúng ta hiện nay. Nhìn xa hơn và xét trong một bối cảnh rộng hơn, văn hĩa giao tiếp chỉ là một phương diện trong tồn bộ hoạt động giao tiếp của con người. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là hình thành con người - giao tiếp, tức con người cĩ năng lực giao tiếp bao gồm giao tiếp với người khác và giao tiếp với chính mình. Cái gốc trong văn hĩa giao tiếp của con người – giao tiếp ấy chính là sự phong phú của đời sống tinh thần và những giá trị đạo đức mà mỗi cá nhân cĩ được. Lời hay, cử chỉ đẹp là quan
trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là cái tâm, tình yêu, sự chân thành. Khơng phải hễ cĩ cái tâm là cĩ ngay cử chỉ lịch sự – chính vì thế mới cần giáo dục văn hĩa giao tiếp! Nhưng nếu khơng cĩ tâm thì lịch sự
nhiều khi cũng chỉ là giả dối, vơ nghĩa. “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người” (M. Bakhtin)(9). Giáo dục văn hĩa giao tiếp, giáo dục trình độ, kĩ năng hay năng lực giao tiếp - mục đích cuối cùng cũng là mục tiêu cao nhất - là giúp con người tồn tại, sống và cĩ thể sống với nhau, tức là làm cho con người trở thành “Thượng đế” như quan điểm của L.Feuerbach.
Chú thích:
(1). L. A. Feuerbach Tác phẩm triết học chọn lọc, bộ 2 tập, Maxcơva, 1955, tập I, tr.203 (tiếng Nga).
(2). Morin Edgar (Triết gia, nhà Nhân loại học Pháp đương đại), Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB. Tri
thức, Hà Nội, 2008, tr.125
(3). M. X. Kagan (Nhà Triết học, Mĩ
học Nga đương đại), Thế giới của giao tiếp, Maxcova,1988, tr.298 (Tiếng Nga)
(4). Chữ “giáo dục” ở đây được dùng trong nghĩa hẹp, chỉ một hoạt động khác hoạt động huấn luyện và giảng dạy.
(5). Dạy nghề cĩ khi là dạy kĩ năng sống, cĩ khi là dạy kĩ năng làm việc. Ở
trường phổ thơng, học sinh cũng được dạy nghề (điện, mộc…) nhưng đĩ là dạy kĩ
năng sống. Cịn trong các trường Trung học nghề, trường chuyên nghiệp, học sinh
được dạy nghề như dạy kĩ năng làm việc, kĩ năng biết làm một ngành nghề nào đĩ, học để đi làm. Đại học cũng là dạy nghề, nhưng đại học khơng phải là trường nghề, khơng chỉ dạy nghề. Nhầm lẫn điều này sẽ dẫn tới những hậu quả lớn.
(6). Ở đây nĩi đến sáng tạo trong khoa học chứ khơng phải sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo trong hai lĩnh vực này rất khác nhau. Tuy nhiên, dù ở lĩnh vực nào, nếu sáng tạo khơng đặt trên cơ sở văn hĩa, hiểu biết thì cũng khĩ tránh khỏi tính nghiệp dư
hay nĩi nơm na là “chế.”
(7). Tên cuốn sách nổi tiếng của Thomas Friedman “The World is Flat”, NXB Trẻấn hành năm 2006
(8). I. A. Richards (Nhà lí luận phê bình văn học Anh 1893-1982), Principles of
Literary Criticism, New Delhi, 1994, P.17
(9). M. Bakhtin (Nhà lí luận văn học xuất sắc Nga, 1895-1975), Mĩ học của sáng tác ngơn từ (tiếng Nga), Moxkva, 1979, tr.318
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. L. A. Feuerbach (1955), Tác phẩm triết học chọn lọc, bộ 2 tập, Maxcơva, tập I (tiếng Nga).
2. Morin Edgar (2008), Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, Nxb Tri thức, Hà Nội.
3. M. X. Kagan (1988), Thế giới của giao tiếp, Maxcova, (Tiếng Nga). 4. Thomas Friedman (2006), Thế giới phẳng (The World is Flat), NXB Trẻ. 5. I. A. Richards (1994), Principles of Literary Criticism, New Delhi. 6. M. Bakhtin (1979), Mĩ học của sáng tác ngơn từ (tiếng Nga), Moxkva.