MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KRISHNAMURTI VỀ GIÁO DỤC VÀ

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường (Trang 65 - 69)

- Tính chất giao tiếp của DẠY bộc lộ

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA KRISHNAMURTI VỀ GIÁO DỤC VÀ

VIC HÌNH THÀNH NÊN CON NGƯỜI CĨ VĂN HĨA

VŨ DƯƠNG THUÝ NGÀ*

TĨM TẮT

Bài này giới thiệu một số quan điểm của Krishnamurti về giáo dục và mục đích của giáo dục. Đĩ là một số ý kiến của Krishnamurti về phương pháp giáo dục, hình thành thái

độ sống và hình thành con người cĩ văn hĩa, biết trân trọng yêu thương con người, thiên nhiên và cuộc sống.

T khĩa: Krishnamurti, giáo dục, văn hĩa ứng xử

ABSTRACT

This is an introduction of some opinions of Krishnamurti about education and objectives of education. They are some opinions of Krishnamurti about education methods, formation of living attitude and formation of cultured person with love for fellow creature, for nature and life.

Keywords: Krishnamurti, education, cultural behaviour

Thế kỷ XXI được dự báo là thế kỷ

của nền kinh tế tri thức. Hơn bao giờ hết, tri thức sẽ giữ vai trị quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của xã hội lồi người. Điều quan trọng là làm thế nào để

hình thành nên những con người cĩ tri thức. Cĩ lẽ, vai trị hàng đầu sẽ thuộc về

giáo dục. Ngay từ thế kỷ XVIII, Vonte (1694-1778), nhà văn, nhà triết học Pháp

đã khẳng định: Khơng cĩ gì giải phĩng con người bằng một nền giáo dục thích hợp. Khi một đất nước bắt đầu suy nghĩ, khơng cĩ một lực lượng nào cĩ thể ngăn cản được. Nhưng làm thế nào để cĩ được một nền giáo dục thích hợp thì đĩ luơn là một câu hỏi chưa cĩ lời giải đáp thoả đáng. Ở Việt Nam, trong nhiều năm nay, giáo dục đã được coi là quốc sách hàng

đầu, nhiều cuộc cải cách đã được tiến hành nhưng dường như, sự xuống cấp và bất cập của giáo dục vẫn luơn là mối quan tâm, trăn trở của những người ra chính sách, của các nhà giáo dục, của các bậc làm cha mẹ và của tồn xã hội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tơi xin đề cập

đến một sốđiểm đáng chú ý trong quan

điểm về giáo dục và mục đích của giáo dục của Krishnamurti (1895-1986), một triết gia, một nhà huyền học Ấn Độ, người đã được Liên hợp quốc tặng thưởng huy chương vì hồ bình, vì sự cống hiến khơng mệt mỏi của ơng cho một thế giới khơng bạo lực, chiến tranh, khổđau, thù hận, nơi con người

được sống một cách bình đẳng, luơn cĩ sự đồng cảm, thương yêu và tơn trọng lẫn nhau.

Khi đặt ra câu hỏi: Giáo dục là gì?

Krishnamurti đã đưa ra câu trả lời: Căn bản của nĩ là nghệ thuật học hỏi, khơng chỉ từ

những quyển sách, nhưng từ tồn chuyển

động của cuộc sống [1. Tr. 78]. Và với ơng:

Nghệ thuật vĩđại nhất là nghệ thuật sống, vĩ đại hơn tất cả những sự việc mà con người

đã tạo ra, bằng cái trí hay bằng bàn tay, vĩ đại hơn tất cả những quyển sách kinh và những thần thánh của chúng. Chỉ qua nghệ

thuật sống này mà một nền văn hố mới cĩ thể hiện hữu. Đĩ là trách nhiệm của mọi giáo viên, đặc biệt trong những ngơi trường này, để tạo ra nghệ thuật này [1. Tr. 75].

Trong quan niệm của Krishnamurti,

Nghệ thuật này gồm cĩ cách cư xử, những phương cách suy nghĩ của người ta và sự

quan trọng của hành động đúng đắn. Trong những ngơi trường của chúng ta, trách nhiệm đối với quả đất, đối với thiên nhiên và đối với mỗi người khác là bộ phận của nền giáo dục của chúng ta chứ khơng chỉ đặt sự nhấn mạnh vào những mơn học về văn hố mặc dù chúng cũng cần thiết [1. Tr. 21].

Xuất phát từ quan niệm, phương châm giáo dục phải bắt đầu từ cuộc sống, và nội dung của giáo dục phải gắn liền với cuộc sống, ơng đã khẳng định: Chỉ khi nào chúng ta bắt đầu hiểu biết ý nghĩa sâu xa của cuộc sống con người thì khi ấy mới cĩ thể cĩ giáo dục thực sự [2. Tr. 131]. Nếu khơng biết kính trọng sự sống của con người, kiến thức chỉ dẫn đến sự huỷ hoại và khốn khổ. Vì thế, theo Krishnamurti, mục đích của giáo dục đích thực là rèn luyện và trau dồi mối tương giao giữa con người với con người và mối tương giao giữa con người với thiên nhiên và xã hội.

Xét cho cùng, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cái quý giá nhất đối với con người cũng chính là sự sống. Tơn trọng cuộc sống, đĩ là thể hiện tính nhân văn của tồn nhân loại. Và ý nghĩa của cuộc sống sẽ khơng cĩ sự thay đổi ở mọi thời đại, mọi quốc gia, và mọi dân tộc. Trước thực tếđĩ, Krishnamurti đã xác định ý nghĩa của giáo dục là giúp chúng ta khám phá ra những giá trị muơn đời [2. Tr. 16]. Và ơng đã đưa ra một nguyên lý: Giáo dục khơng chỉ là sự

tiếp thu kiến thức đơn thuần, gom gĩp lại những sự kiện cĩ tương quan với nhau; giáo dục là để nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống như một tồn thể [2. Tr. 15].

Từ nhiều năm nay, trong các trường phổ thơng ở Việt Nam, chúng ta đã quá chú trọng đến việc trang bị kiến thức cho học sinh. Thời gian dành cho việc học gần như đã chiếm gần hết thời gian của trẻ em và cặp sách dường như mỗi ngày một nặng hơn sau mỗi lần cải cách giáo dục. Và thật cực hình cho mỗi kỳ thi chuyển cấp, các sĩ

tử lao vào các cuộc luyện thi đến quên ăn

quên ngủ. Những kỳ thi đã làm tiêu hao sinh lực của đại đa số học sinh mong muốn cĩ thể vượt qua. Vào đại học, các sinh viên lại miệt mài đèn sách trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp với hy vọng sẽ tìm

được một cơng ăn việc làm thích hợp trong tương lai. Cứ như vây, học hành khơng cịn là một niềm vui mà dần dần đã biến thành nhiệm vụ, gánh nặng đối với đại đa số học sinh và sinh viên. Điều đĩ cĩ thực sự làm cho chất lượng giáo dục tăng lên khơng, trong khi đại đa số các nhà giáo ta thán là học sinh càng ngày càng dốt và khơng hứng thú trong học tập. Nguyên nhân của thực trạng này là do đâu và cĩ phương cách gì để cĩ thể khắc phục tình trạng dạy và học luơn quá tải như hiện nay?

Đọc lại những trang viết của Krishnamurti, dường như chúng ta cĩ thể

tìm ra lời giải đáp. Ơng đã đưa ra quan niệm thật giản dị về một nền giáo dục đúng

đắn. Đĩ là một nền giáo dục giúp cho con người tràn đầy sinh lực, nhạy cảm và khơng biết sợ hãi. Với ơng, sống, chính là một quá trình giáo dục. Các cuộc thi rồi sẽ

cĩ lúc chấm dứt, nhưng chúng ta cĩ thể học hỏi từng ngày từ cuộc sống, điều đĩ sẽ giúp con người luơn nhạy bén và đầy hứng khởi. Ơng quan niệm: Mục đích của giáo dục khơng chỉđào tạo những học giả, những kỹ

thuật gia và những kẻ săn việc mà là những nam nữ cơng dân tồn vẹn [2. Tr. 17]. Và sứ mạng của giáo dục là đào tạo những con người tồn vẹn và do đấy là những con người thơng minh. Theo

Krishnamurti, thơng minh khơng phải là sự

hiểu biết, nĩ khơng phải nhờở những cuốn sách, cũng chẳng cốt ở những phản ứng tự

vệ khơn khéo và những xác ngơn cơng kích

thơng minh là nhận thức được cái cốt yếu, cái tự tại và việc đánh thức khả năng này trong bản thân mình và trong kẻ khác,

đấy là giáo dục.

Thay vì chỉ chú trọng đến việc trang bị

kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuẩn bị

khẩu hiệu bấy lâu nay chúng ta vẫn đặt ra trong các nhà trường, chúng ta hãy tham khảo quan điểm của Krishnamurti về

nhiệm vụ của giáo dục. Ơng đã chỉ ra:

Nhiệm vụ của một nền giáo dục thực sự là làm thức tỉnh sinh lực của chúng ta, khiến nĩ liên tục, mạnh mẽ, nồng nhiệt và vẫn cĩ khả năng tự động kiềm chế và tự dùng nĩ trong cơng tác tìm ra sự thật [3. Tr. 143]. Và để tìm thấy sự thật, phải cĩ một tình thương bao la và một ý thức thâm sâu về

sự liên quan giữa con người và mọi vật [3.

Tr. 124].

Trong Thư gi trường hc ngày 1 tháng 9 năm 1978, ơng đã phân tích một cách hết sức sâu sắc: “những ngơi trường nên là, để chuyển tải cho tất cả những người chịu trách nhiệm của những ngơi trường đĩ, rằng những ngơi trường này khơng chỉ dạy giỏi về văn hố mà cịn nhiều hơn thế nữa. Chúng sẽ phải quan tâm đến sự vun quén cái con người tổng thể. Những trung tâm giáo dục này phải giúp đỡ em học sinh và người giáo dục nở

hoa một cách tự nhiên. Việc nở hoa thật sự

rất quan trọng, nếu khơng giáo dục chỉ trở

thành một quy trình máy mĩc được hướng dẫn đến một nghề nghiệp, đến một ngành chuyên mơn nào đĩ. Nghề nghiệp và ngành chuyên mơn, như xã hội hiện nay tồn tại, là

điều khơng thể tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta quá nhấn mạnh vào tất cả việc đĩ vậy thì sự tự do để nở hoa sẽ dần dần héo tàn đi. Từ trước đến nay chúng ta đã nhấn mạnh quá nhiều vào những kỳ thi và đạt

được những bằng cấp tốt. Đĩ khơng phải là mục đích chính cho những ngơi trường như thế này được thành lập, mà khơng cĩ nghĩa rằng về văn hố các em học sinh sẽ

kém cỏi. Trái lại, với sự nở hoa của người giáo viên cũng như là em học sinh, nghề

nghiệp và ngành chuyên mơn sẽ vào đúng vị trí của nĩ.”

Và ơng cũng đã chỉ ra phương thức để

thực hiện những mục đích này:

“Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này bằng những phương cách khác nhau trong suốt những năm sắp tới đây: với sự đánh thức của tâm hồn, mà khơng phải là cảm tính, lãng mạn hay là tưởng tượng, nhưng của tốt lành được sinh ra từ lịng trìu mến và tình yêu; và với sự điều hồ của thân thể, loại thức ăn đúng, vận động phù hợp mà sẽ tạo ra tính nhạy cảm sâu sắc. Khi ba sự việc này hồ hợp hồn tồn – đĩ là, cái trí, tâm hồn và thân thể, vậy thì nở hoa đến một cách tự nhiên, một cách dễ dàng và trong hồn hảo. Đây là cơng việc của chúng ta như những người giáo dục, trách nhiệm của chúng ta, và dạy học là một nghề nghiệp cao quý nhất trong cuộc sống”

[1.Tr.7,8].

Cùng với việc trao truyền kiến thức cho học sinh, sinh viên, các nhà giáo đồng thời cũng là các kiến trúc sư tâm hồn, người nhen lên trong các em những khái niệm đầu tiên về chân, thiện, mỹ. Nhưng con người chỉ cĩ thể phát triển thực sự khi cĩ một sức khỏe đảm bảo. Sự rèn luyện để

nâng cao trí tuệ, để đạt được sự nhạy cảm trong tâm hồn cùng song hành với sự tập luyện, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để cĩ một thể lực tốt là những việc nhà trường cần quan tâm. Những gợi ý này thật giản dị

nhưng cũng thật là sâu sắc biết bao.

Thay cho lời kết, tơi muốn trích dẫn một thơng điệp mà Krishnamurti đã nhắn nhủ chúng ta trong Hãy suy nghĩ đến điu này:

Quả đất này là của chúng ta…Nĩ là của bạn và là của tơi để chúng ta sống hạnh phúc trên ấy, phong phú và khơng xích mích. Nhưng điểm phong phú ấy của cuộc sống, hạnh phúc ấy, cảm tưởng “Quả đất này là của chúng ta” khơng thể do sự

bắt buộc hay luật lệ mang lại. Nĩ phải đến từ bên trong nội tâm, bởi vì chúng ta yêu thương quả đất và tất cả mọi vật thuộc về

nĩ; và đĩ là trạng thái của sự học hỏi [3. Tr. 119].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Krishnamurti. Thư gửi trường học.- Quyển 1 http:// groups.google.com/group/Krishnamurti 102

2. Krishnamurti (1969), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống.- Hồi Khanh dịch.- Sài Gịn: Ca Dao.

3. Krishnamurti. Hãy suy nghĩđến những điều này. Minh Tân dịch

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)