5. Bố cục của đề tài
1.2.2. Các nguyên tắc huy động vốn
- Nguyên tắc kịp thời: Việc huy động vốn phải đảm bảo kịp thời. Thông thƣờng, khi có nhu cầu về vốn bổ sung,DN phải tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm, thời cơ đầu tƣ nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa hoặc làm giảm khả năng thu lợi từ các hoạt động đầu tƣ kinh doanh. Vì vậy, cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là mong muốn của các DN. Nhiều khi, một số DN phải chấp nhận một tỷ lệ lãi suất cao hơn rất nhiều trên thị trƣờng tài chính phi chính thức để có đƣợc nguồn vốn kịp thời vì nếu không vay kịp vốn thì nguồn vốn rẻ trở nên đắt, có thể làm cho các kết quả dự tính trong các phƣơng án kinh doanh giảm đi và DN gặp khó khăn trong việc trả nợ.
- Nguyên tắc hiệu quả: Cần lựa chọn bảo đảm hiệu quả huy động vốn cao nhất trong những điều kiện nhất định. Nhƣ đã trình bày ở trên, trong điều kiện thị trƣờng tài chính càng phát triển thì DN càng có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. Hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tƣ mà nguồn vốn mang lại, mà còn thể hiện ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động nguồn vốn đó, nhƣ khả năng làm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp và lợi nhuận tích lũy.
- Đảm bảo nguyên tắc số lượng và thời gian: Việc huy động vốn cần đảm bảo nhu cầu về số lƣợng và thời gian. Một số dự án đầu tƣ sẽ không thể thực hiện đƣợc nếu không đủ một lƣợng vốn nhất định theo nhu cầu đƣợc tính toán. Do vậy, khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lƣợng và thích hợp về thời gian. Thực tế, hiện nay một số DN thƣờng phải nâng mức nhu cầu ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong các yêu cầu huy động vốn để có thể có đủ số vốn cần thiết khi dự án đƣợc phê chuẩn, điều đó làm cho các dự án không còn đƣợc chặt chẽ. Ngòai ra, có rất nhiều ngân hàng thƣờng quá cứng nhắc trong các thủ tục và cách tính toán khiến cho các DN khó có thể đảm bảo trả nợ đúng hạn.
- Nguyên tắc giảm thiểu chi phí giao dịch: Huy động vốn cần đảm bảo giảm thiểu chi phí giao dịch. Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên thành lãi suất cao do chi phí liên quan đến chi phí giao dịch về vốn quá cao. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là: thủ tục hành chính phức tạp, quy trình giải ngân rắc rối, chi phí tƣ vấn cao... Vì vậy các DN cần tùy theo lƣợng vốn vay để chọn nguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm cho chi phí giao dịch trở nên một đồng vốn huy động cao hơn nếu lƣợng vốn huy động nhỏ. Ngƣợc lại, những dự án lớn có thể có lợi về chi phí giao dịch nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tục phức tạp hơn nhƣng phải chịu lãi suất thấp hơn.