Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho công ty xây dựng giao thông Minh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 34)

5. Bố cục của đề tài

1.2.3. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường và khả năng vận dụng của doanh nghiệp xây dựng giao thông

Nhƣ đã biết vốn cho tăng trƣởng và phát triển đã trở thành vấn đề thời sự đối với DN. Tuy nhiên, trong điều kiện DN đang đói vốn liên tục nếu tích cực, chủ động tìm nguồn vốn thì hoàn toàn vẫn có thể thu hút đƣợc một lƣợng vốn đáng kể cho sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi sự tồn tại một lƣợng lớn tiền tệ , nó nhƣ là một tiền đề bắt buộc. Một lƣợng tiền vốn nhƣ thế có đƣợc thông qua con đƣờng ghép nhiều nguồn vốn mà thành. Đó chính là quá trình huy động vốn, tập trung vốn trong sản xuất kinh doanh.

1.2.3.1. Huy động vốn từ doanh nghiệp a. Góp vốn ban đầu

Khi DN đƣợc thành lập bao giờ cũng có một số vốn nhất định. Tùy thuộc vào loại hình DN mà có những hình thức khai thác làm tăng nguồn vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ góp ban đầu. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN), vốn góp ban đầu là vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, có nhiều dạng công ty cổ phần nên cách thức huy động vốn cũng khác nhau. Trong loại hình các DN khác nhƣ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài thì các nguồn vốn góp cũng bao gồm: vốn có thể do chủ đầu tƣ bỏ ra, vốn do các bên tham gia, các đối tác góp…Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ cấu liên doanh giữa các bên…

b. Tăng nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu DN hoạt động có hiệu quả thì sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận đƣợc sử dụng tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh của DN.

Tự tăng vốn bằng lợi nhuận không chia là một phƣơng thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các DN, vì DN giảm đƣợc chi phí, giảm đƣợc sự phụ thuộc bên ngoài. Để có nguồn vốn này thì các phải đặt ra mục tiêu có một khối lƣợng lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí đã bỏ ra, từ đó mới tự đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn tự bổ sung của DN.

Nguồn vốn tái đầu tƣ từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ DN đã, đang hoạt động có lợi nhuận, đƣợc phép tiếp tục đầu tƣ. Với các DNNN, việc tái đầu tƣ phụ thuộc vào khả năng sinh lời của DN và chính sách khuyến khích tái đầu tƣ của Nhà nƣớc. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi DN quyết định để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tƣ, có nghĩa là DN không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không đƣợc nhận tiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lãi cổ phần (cổ tức) nhƣng thay vào đó, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Nhƣ vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhƣng về trƣớc mắt dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ nhận đƣợc một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm.

c. Tăng vốn góp bằng phát hành cổ phiếu mới

Trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh thì doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với vốn của tổ chức phát hành. Việc phát hành cổ phiếu đƣợc thực hiện ở các công ty cổ phần. Phát hành cổ phiếu là hoạt động tài trợ dài hạn của DN, bao gồm có phát hành cổ phiếu thƣờng và cổ phiếu ƣu đãi. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai công cụ trên hoặc phối hợp cả hai để đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

d. Huy động các nguồn khác

Trong bảng cân đối kế toán của DN, nguồn vốn đƣợc thể hiện trong khoản mục phải nộp và phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng không lớn và cũng không đóng vai trò quan trọng lắm. Tuy nhiên trong một thời điểm nào đó nó cũng có thể giúp DN giải quyết những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời.

Các khoản phải nộp và phải trả của DN bao gồm: - Các khoản thuế phải nộp nhƣng chƣa nộp.

- Các khoản phải trả cán bộ công nhân viên nhƣng chƣa đến kỳ trả. - Các khoản đặt cọc của khách hàng.

- Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ.

1.2.3.2. Phương thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp

Ngoài việc tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, DN có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại, phát hành trái phiếu, huy động vốn từ thị trƣờng tài chính,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thị trƣờng tài chính bao gồm thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn. Để huy động đƣợc vốn từ các thị trƣờng này, DN cần thông qua các trung gian tài chính.

Trung gian tài chính đảm nhiệm chức năng trung chuyển tƣ bản giữa các chủ thể tiết kiệm và những ngƣời sử dụng vốn. Các trung gian tài chính không chỉ phục vụ nhƣ những ngƣời hỗ trợ giữa các chủ thể tiết kiệm và những ngƣời sử dụng vốn mà còn tập trung những khoản tiết kiệm của nhiều ngƣời, nhiều doanh nghiệp và nhiều tổ chức trong nền kinh tế, tạo thành những nguồn tài chính có quy mô lớn. Đây là một trong những nguồn huy động vốn cơ bản của DN.

Các trung gian tài chính có thể đƣợc phân chia thành một số loại nhƣ sau:

Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thƣơng mại là loại định chế tài

chính lớn nhất trong các trung gian tài chính. Các ngân hàng thƣơng mại là nơi nhận tiền gửi thông qua việc mở các tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, thực hiện các nghiệp vụ tài trợ, bảo lãnh, thanh toán phục vụ các DN và cá nhân. Ngân hàng sử dụng phần lớn lƣợng tiền huy động đƣợc để đầu tƣ vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao nhƣ công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty,…Duy trì một lƣợng tiền mặt ở mức đủ để bảo đảm thanh khoản, thực hiện các giao dịch cho các doanh nghiệp và cá nhân vay.

Có một thực tế là để huy động vốn từ việc vay ngân hàng, DN cần phải có tài sản hoặc các loại giấy tờ có giá trị khác để thế chấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (DNVVN). Thêm vào đó, việc huy động vốn từ ngân hàng cũng không linh hoạt bằng một số định chế tài chính khác nhƣ các công ty đầu tƣ mạo hiểm, hoặc các công ty cho thuê tài chính.

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay: Là loại trung gian tài chính chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mua nhà ở, bất động sản hoặc các loại hàng hóa tiêu dùng lâu bền. Tuy nhiên, các hoạt động tài trợ của hiệp hội này thƣờng đƣợc cho vay dƣới hình thức cầm cố.

Chính hình thức cho vay này sẽ gây ra một số khó khăn cho các DN đặc biệt là các DNVVN, vì các DN này thƣờng không có nhiều tài sản để thế chấp.

Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ: Là loại trung gian tài chính có rất

nhiều đặc điểm tƣơng đồng với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Ngân hàng thu hút tiền gửi của công chúng và chủ yếu cho các DN, các cá nhân vay để mua nhà và các loại bất động sản.

Hiệp hội tín dụng: Là một tổ chức hợp tác xã tín dụng, tổ chức liên

kết các thành viên là những ngƣời trong cùng tổ chức nghề nghiệp hay tín ngƣỡng. Nguồn ngân quỹ chủ yếu là tiền gửi của các thành viên, nguồn ngân quỹ này đƣợc sử dụng để cho vay trong nội bộ nhằm tài trợ mua xe, nhà ở và nhiều loại tài sản khác. Do đặc điểm của hiệp hội là chỉ cho vay trong nội bộ nên các DN ngoài hiệp hội sẽ khó có cơ hội tiếp cận với nguồn vay này.

Quỹ trợ cấp và hưu bổng: Đƣợc thành lập để tạo nguồn thu nhập cho những ngƣời về hƣu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền đóng góp của công nhân, của chủ DN và sử dụng nguồn ngân quỹ này đầu tƣ vào các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc hay trái phiếu đô thị, đầu tƣ vào cổ phần, trái phiếu của các DN. Nhƣ vậy, DN có thể huy động vốn từ quỹ này bằng việc phát hành trái phiếu.

Công ty tài chính: Công ty tài chính phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu và vay tiền của các ngân hàng thƣơng mại để tài trợ cho các DN và cá nhân vay. Những khoản cho vay của các công ty tài chính thƣờng chủ yếu dành cho những khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, mà các ngân hàng thƣơng mại thƣờng từ chối cho vay. Để bù đắp cho mức độ rủi ro cao, lãi suất tài trợ của công ty tài chính thƣờng cao hơn các định chế khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quỹ hỗ tương: Là loại định chế tài chính chuyên tập hợp nguồn tài

chính của những ngƣời tiết kiệm nhỏ và đầu tƣ vào các loại chứng khoán tùy theo mục tiêu và chính sách do quỹ đặt ra.

Một đặc điểm của các quỹ hỗ tƣơng là các quỹ này thƣờng nắm giữ một phần giá trị của danh mục đầu tƣ dƣới dạng tiền mặt. Có hai lý do cho sự tồn tại tiền mặt ở các quỹ này: Thứ nhất, quỹ luôn cần tiền mặt để bảo đảm khả năng thanh toán cho các chứng khoán do những ngƣời chủ quỹ bán lại cho quỹ. Thứ hai, là tiền thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của quỹ có thể chƣa đƣợc đầu tƣ kịp thời. Đây cũng là một trong những lợi thế của các quỹ này khi các DN quyết định vay vốn từ loại hình này.

Công ty bảo hiểm: Có thể chia các công ty bảo hiểm thành hai loại: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm trách nhiệm và tài sản.

- Các công ty bảo hiểm nhân thọ thu phí bảo hiểm hàng năm của những ngƣời đƣợc bảo hiểm và đầu tƣ vào những khoản tiền này vào các loại trái phiếu, cổ phiếu công ty, cho vay thế chấp tài sản hay tài trợ tín dụng tiêu dùng và thực hiện nhiều nhiệm vụ tài chính khác.

- Các công ty bảo hiểm trách nhiệm và tài sản thu phí bảo hiểm của những ngƣời đƣợc bảo hiểm và những chủ sở hữu các loại tài sản đƣợc bảo hiểm. Một phần phí bảo hiểm đƣợc công ty đầu tƣ vào các loại chứng khoán công ty và trái phiếu do Chính phủ phát hành.

Một khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn này là cũng cần phải có tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị để thế chấp.

Công ty thuê mua:

Là loại định chế tài chính chuyên huy động các nguồn ngân quỹ trung - dài hạn từ công chúng đầu tƣ, từ các chủ thể tiết kiệm khác và từ các ngân hàng để tài trợ cho các hợp đồng thuê mua máy móc thiết bị của các DN

Nguyên nhân chính thúc đẩy DN tiếp cận với hoạt động cho thuê tài chính là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch. Thêm vào đó, việc cấp tín dụng dƣới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trƣớc, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, giải tỏa đƣợc áp lực về tài sản bảo đảm nếu phải vay ở ngân hàng, hoặc các DN đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng.

Thủ tục nhanh chóng, chi phí tuy cao hơn so với huy động tín dụng ngân hàng hoặc các loại hình khác nhƣng không mất thời gian và không mất tiền dịch vụ. Đây là hình thức thuận tiện khi huy động các khoản vốn ngắn hạn.

1.2.3.3. Phương thức huy động vốn đối với các DN xây dựng giao thông

Trên đây là toàn bộ các nguồn vốn mà các DN có thể huy động nhằm tăng vốn hoạt động kinh doanh của mình. Tùy theo đặc điểm của từng loại DN mà nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào một số nguồn vốn nhất định, chẳng hạn các DN xây dựng giao thông chủ yếu huy động các nguồn vốn sau:

- Góp vốn từ lợi nhuận không chia. - Vay ngân hàng.

- Vay các tổ chức tín dụng - Huy động vốn từ khách hàng.

Ngoài ra còn rất nhiều nguồn khác tùy thuộc vào thời điểm và tình hình cụ thể của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho công ty xây dựng giao thông Minh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 34)