5. Bố cục của đề tài
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Chu kỳ kinh tế cũng là yếu tố có ảnh hƣởng tới việc mở rộng huy động vốn của doanh nghiệp. Trong các thời kỳ suy thoái kinh tế, việc mở rộng huy động vốn tạm thời bị ảnh hƣởng. Lý do là trong giai đoạn này, việc sản xuất kinh doanh của DN bị ảnh hƣởng từ khâu sản xuất đến khâu lƣu thông hàng hóa đều diễn biến phức tạp. Trong giai đoạn này các DN chủ yếu là duy trì sản xuất chứ chƣa thể mở rộng sản xuất. Trong giai đoạn thình vƣợng, nền kinh tế khởi sắc, các DN mới đƣợc thành lập đồng loạt, các DN cũ không ngừng mở rộng quy mô, sản xuất gia tăng, hiệu quả kinh tế đƣợc nâng cao. Trong thời gian này, nhu cầu về vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh đạt đỉnh điểm.
Nền kinh tế phát triển càng cao thì khả năng tập trung huy động thu hút vốn càng mạnh và phƣơng thức huy động vốn cũng phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trình độ thấp so với thế giới, thị trƣờng tài chính, các tổ chức phi tài chính trung gian mới hình thành và phát triển nên việc mở rộng huy động vốn của DN cũng có những nét đặc thù riêng. Các phƣơng thức huy động vốn truyền thống nhƣ tín dụng ngân hàng và góp vốn đầu tƣ từ phát hành cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khóan trong và ngoài nƣớc, phát hành trái phiếu hay thu hút đầu tƣ từ các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc các DN xem xét sử dụng một cách phù hợp. Do đó, việc huy động vốn dài hạn cho DN còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn, quy mô vốn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mở rộng phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phụ thuộc đáng kể vào chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc, trong đó đáng kể nhất là chính sách đầu tƣ và chính sách thuế
Chính sách đầu tư. Chính sách đầu tƣ tác động vào các chủ thể kinh tế nhằm định hƣớng các nhà đầu tƣ hoạt động theo chiến lƣợc kinh tế của Nhà nƣớc, gồm hai bộ phận chủ yếu:-chính sách đảm bảo đầu tƣ và chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khuyến khích đầu tƣ. Chính sách khuyến khích đầu tƣ quy định mức độ khuyến khích hoặc hạn chế đầu tƣ nhƣ ngành nghề, địa bàn, lĩnh vực, mức độ sử dụng lao động hoặc nguyên vật liệu trong nƣớc, mức độ áp dụng khọa công nghệ, tỷ lê vafdoanh số xuất khẩu hàng hóa…DN căn cứ vào chinhsachs đầu tƣ để định hƣớng kinh doanh có lợi về mặt vay vốn, về thuế…
*Chính sách thuế. Chính sách thuế là một trong những công cụ điều tiết
vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế. Mỗi chính sách thuế cơ bản bao gồm: đối tƣợng chịu thuế; đối tƣợng nộp thuế; miễn, giảm thuế và thuế suất. Sự thay đổi trong các thành phấn trên thể hiện chính sách khuyến khích, ƣu đãi của Nhà nƣớc với từng đối tƣợng trong tƣùng thời kỳ.
Nhìn chung, các DN nằm trong đối tƣợng miễn, giảm thuế sẽ có động lực lớn để tăng quy mô, huy động thêm vốn. Các DN chịu thuế suất cao sẽ e dè, ngại ngần hơn với việc mở rộng sản xuất bởi lợi nhuận sản xuất kinh doanh sẽ phải chịu một khỏan thuế lớn.
Đối với các DN ngoài khu vực nhà nƣớc, chính sách thuế có tác động rất lớn tời phƣơng thức huy động vốn. Bởi chính sách thuế có liên quan tới chi phí sử dụng vốn của DN. Hiện nay có rất nhiều khỏan thuế nhƣ thuế lợi nhuận của DN, thuế thu nhập cá nhân của các thành viên trong công ty trong khi lãi vay không chịu thuế thu nhập DN, nên các DN có xu hƣớng huy động vốn tín dụng ngân hàng nhiều hơn.