Biên bản buổi sàng lọc đái tháo đường

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa của cử nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm tại trung tâm y tế huyện thanh trì và tại TYT thị trấn văn điển, hà nội (Trang 51 - 53)

Địa điểm: TYT xã Liên Ninh

Thời gian: 5 – 11 h sáng ngày 10 và 11/11/2012

Mục tiêu: Sàng lọc, tư vấn dinh dưỡng cho người đi khám tiểu đường

1. Quy trình buổi sàng lọc

Khâu chuẩn bị

- TYT thông tin trên loa đài để người dân (người từ 40 đến 65 tuổi) đến sàng lọc tại TYT xã Liên Ninh.

- Mỗi đối tượng đều được phát 1 giấy mời, có những thông tin cơ bản, yêu cầu làm trước tại nhà và mang theo khi đi sàng lọc

- Chuẩn bị nhân sự: cán bộ của TTYT dự phòng thành phố Hà Nội, TTYT kết hợp với CB TYT

Khâu tiến hành

- Các CBYT phải đến từ 4h30 để chuẩn bị ghế, dụng cụ cân đo, lấy máu, máy đo huyết áp; xếp chỗ và xác định quy trình thuận lợi nhất cho việc khám sàng lọc

- 5h các đối tượng bắt đầu đến nhằm mục đích xác định đường huyết lúc đói,

- Các đối tượng trước khi được cân đo sẽ phải đưa phiếu đã phát cho CBYT để xếp theo thứ tự.

- Tiến hành ghi phiếu: mỗi đối tượng có 1 phiếu riêng có đầy đủ các thông tin như: tên, tuổi, nghề nghiệp, số liệu cân đo, huyết áp, chỉ số đường huyết,…

- Tiến hành cân đo: đối tượng được cân trên cân đứng, sau đó đo bằng thước dây dán lên tường. 2 thao tác này đều tuân theo kỹ thuật cân đo. Số liệu sẽ được viết lại vào phiếu điều tra.

- Tiến hành đo huyết áp: CBYT yêu cầu các đối tượng nghỉ ngơi từ 5 – 10 phút; sau đó mới tiến hành đo huyết áp bằng dụng cụ đo tự động. Kết quả đo tiếp tục được ghi lại vào phiếu.

- Tiến hành thử máu: bệnh nhân được xác định đường huyết bằng việc lấy máu rồi đưa vào máy đo đường huyết từ đó xác đinh được đường huyết lúc đói và chia làm các trường hợp sau:

• Trường hợp 1: đường huyết lúc đói dưới 5,6: bình thường

• Trường hợp 2: đường huyết lúc đói từ 5,6 trở lên thì sử dụng liệu pháp dung nạp glucose bằng cách uống nước đường và đợi giờ sau 2 giờ kiểm tra lại. Nếu đường huyết lớn hơn hoặc bằng 12,2: chẩn đoán đái tháo đường, và khẳng định chẩn đoán vào ngày khác.

Nếu đường huyết lớn hơn hoặc bằng 8,9 và nhỏ hơn 12,2: chẩn đoán là rối loạn chuyển hóa glucose và nếu kết hợp với đường huyết lúc đói từ 6,1 – 6,9 là tiền đái tháo đường.

Nếu đường huyết nhỏ hơn 8,9 thì dựa vào đường huyết lúc đói : 5,6 – 6,0 là yếu tố nguy cơ, còn từ 6,1 – 6,9 là rối loạn chuyển hóa glucose lúc đói.

Sau khi đã xác định được huyết áp và đường huyết đối tượng chuyển sang bàn tư vấn. CBYT sẽ cầm phiếu, dựa vào các số liệu thu được ở các khâu trước để tư vấn

(chiều cao, cân nặng, huyết áp, đường huyết). Các đối tượng phải trả lời những câu hỏi để xác định thêm về tình hình bệnh trước khi tư vấn

Hỏi bản thân: đã bị tăng huyết ap bao giờ chưa? Đã bị tiều đường bao giờ chưa? Từ bao giờ? Các biểu hiện của bệnh? (khó thở, hoa mắt, đột quỵ...) Khi biết bị mắc tiểu đường đã điều trị như thế nào? ( thể thao, chế độ ăn, dùng thuốc)

Hỏi về gia đình: Gia đình ruột thịt có ai bị tiểu đường không?

Nếu là nữ: Trong quá trình mang thai có được khám sức khỏe và tư vấn không? Nếu bị tiểu đường lúc đó thì có được điều trị theo phác đồ nào không? Đã sinh mấy cháu, cân nặng sơ sinh của từng cháu...

Sau khi hỏi xong các câu hỏi trên, CBYT thông báo cho đối tượng về huyết áp và tiểu đường. Tư vấn về chế độ ăn và tập luyện

Đối với các cá nhân có đường huyết cao sẽ được hẹn kiểm tra tiếp để chắc chắn đã mắc bệnh.

Các cá nhân này sẽ được uống nước đường (đã được pha trước) sau đó chờ 2 h để kiểm tra lại.

Các cá nhân được xác định sẽ được lưu vào sổ để quản lý và sẽ có các chương trình nâng cao sức khỏe sau này.

2. Nhận xét và kinh nghiệm

2.1. Nhận xét

- Buổi khám sàng lọc làm khá tốt: Chuẩn bị dụng cu đầy đủ, tập hợp được đông đảo cộng đồng, tiền hành nhanh chóng và có hệ thống.

- Tuy nhiên, vẫn có một số khuyết điểm như: Nhiều đối tượng khi đi quên đem theo phiếu nên phải phát lại rất nhiều, vì vậy, nên phát phiếu cho đối tượng khi họ đến khám và để họ điền các thông tin trong thời gian chờ khám; khuân viên trạm trật nên đôi khi bị ùn tắc gây khó khăn cho công tác trật tự.

2.2. Kinh nghiệm

- Trước khi làm việc với cộng đồng cần chuẩn bị kỹ lượng; khi tiến hành làm nên làm liên tục và sắp xếp có khoa học

- Rèn luyện được kỹ năng cân đo cộng đồng, kỹ năng tư vấn cộng động - Nhắc lại các kiến thức về bệnh tiểu đường, cân đo và tiếp xúc cộng đồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa của cử nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm tại trung tâm y tế huyện thanh trì và tại TYT thị trấn văn điển, hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w