Khung tư vấn cho người mắc bệnh tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa của cử nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm tại trung tâm y tế huyện thanh trì và tại TYT thị trấn văn điển, hà nội (Trang 57)

1. Mở đầu:

- Chào hỏi

- Giới thiệu là sinh viên YTCC đang thực tập tại TYT thị trấn

2. Nội dung:

- Hỏi về tuổi, huyết áp như thế nào để phân loại.

Phân độ TATT HATTr

HA tối ưu <120 <80 HA bình thường <130 <85 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 Độ 1: THA nhẹ 140 – 159 90 – 99 Độ 2: THA vừa 160 – 179 100 – 109 Độ 3: THA nặng >=180 >=110

THA tâm thu đơn độc >=140 <90

Phân loại dựa trên đô HA tại phòng khám. Nếu HATT và HATTr không cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để phân loại

- Chiều cao cân nặng để tính BMI:

- Đã/đang được điều trị chưa:

+ Ông/bà có thường xuyên kiểm tra huyết áp không?(hàng ngày/thỉnh thoảng/không kiểm tra)

+ Ông /bà bị tăng huyết áp ở mức độ nào? + Ông /bà bị đột quỵ bao giờ chưa?

+ Ông /bà có điều trị thường xuyên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ không? + Chế độ ăn hiện tại như thế nào:

+ Ông/ bà có hay ăn thức ăn chế biến theo cách rán, chiên không? + Gia đình ông bà thường dùng dầu hay mỡ?

+ Trong bữa ăn ông/bà có hay sử dụng nước mắn, muối gia vị mặn ko? + Ông /bà có hay ăn thức ăn mặn không?

+ Ông/bà có chế độ ăn kiêng nào không? + Ông/bà có hút thuốc lá, lào không?

+ Ông /bà có thường xuyên uống rượu, bia không? Với tần xuất như thế nào? + Ông /bà có thường xuyên tập thể dục không? Tần xuất là bao nhiêu?

3. Tư vấn:

Tuân thủ điều trị nghiêm ngặt: thực hiện việc thay đổi lối sống như: thực hiện chế độ ăn, uống, luyện tập, sinh hoạt và tuân thủ việc dùng thuốc.

- Người bị cao huyết áp nên áp dụng chế độ ăn nhạt:

Natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, khiến cho mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường, sẽ gây cản trở cho quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim gây nên chứng cao huyết áp.

Mục tiêu: Giảm lượng muối tiêu thụ < 5g/ ngày, người bị cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 2-3g

- Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn.

- Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…; Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần;

- Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …

- Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga...

- Ngoài việc thực hiên chế độ ăn nhạt, người bệnh còn phải thực hiện chế độ ăn phù hợp:

+ Ăn chậm, nhai kỹ;

+ Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối

+ Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây. + Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn

+ Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết áp + Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt... sẽ dẫn đến béo phì. + Ăn thịt nạc, bỏ da;

+ Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào;

+ Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà) + Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ

khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

+ Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.

- Thực phẩm bệnh nhân cao huyết áp nên dùng

+ Tăng cường các loại thực phẩm như: ngũ cốc thô, tôm, cá, gia cầm (bỏ da), đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, hạt hướng dương)...

+ Chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, giúp điều hòa huyết áp. Đó là nhờ vào chất xơ có trong các loại thực phẩm này. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao.

Rau muống: Hàm lượng canxi khá cao trong rau muống giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường. Rau muống càng đặc biệt có ích với những người cao huyết áp có triệu chứng đau, nặng đầu

Cải cúc: Lượng tinh dầu trong loại rau này giúp làm thanh nhẹ đầu óc và giảm huyết áp, thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp, kèm theo triệu chứng đau, nặng đầu. Có thể dùng cải cúc để ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Cà rốt: Nước ép cà rốt là thứ đồ uống cực tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nó giúp làm mềm thành mạch, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn – tình trạng dễ gặp ở người cao huyết áp.

Mộc nhĩ: Là thức ăn lý tưởng với bệnh nhân cao huyết áp, nhất là người đã có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Có thể dùng mộc nhĩ đen hoặc trắng, mỗi ngày 10gr, nấu nhừ, chế thêm đường phèn để ăn cả nước lẫn cái.

Cà tím: Loại thực phẩm giàu vitamin P này giúp duy trì sự mềm mại của thành mạch máu, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn.

Đậu Hà Lan, đậu xanh: Dùng hai loại đậu này ủ làm giá ăn hằng ngày, hoặc ép lấy nước uống. Có thể dùng chúng trong các món hầm.

Sữa đậu nành: Có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và giảm huyết áp. Nên uống hằng ngày, chia 3 lần.

Dưa chuột: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp nhờ chứa nhiều kali. Có thể ăn sống hoặc làm dưa góp.

Dưa hấu: Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, dùng rất tốt cho người cao huyết áp vào mùa hè. Cũng có thể làm giảm huyết áp bằng cách ăn hạt dưa mỗi ngày chừng 10-15gr.

Chuối tiêu: Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối tiêu để thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Vỏ quả chuối tiêu tươi sắc uống thay trà cũng có tác dụng tốt.  Nho: Chứa nhiều kali nên giúp giảm huyết áp, lợi tiểu, cung cấp lượng kali

mất đi do dùng thuốc lợi tiểu. Dùng nho tươi hay nho khô đều tốt.

Cần tây: Có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và nhờ đó làm giảm huyết áp. Cách dùng: Uống nước ép cần tây pha chút mật ong ngày 3 lần, mỗi lần 40ml.  Hành tây: Ngoài tác dụng giảm huyết áp, hành tây còn giúp làm tăng sức bền

của thành mạch máu, vì thế có khả năng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.  Nấm hương, nấm rơm: Các loại nấm này có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm

nguy cơ xơ vữa động mạch, lại rất giàu các vi chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cà chua: Ngoài khả năng hạ huyết áp, loại quả này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu. Việc ăn sống cà chua mỗi ngày 1-2 quả rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp (dĩ nhiên cần chọn đúng loại cà chua sạch để bảo đảm an toàn thực phẩm).

Tỏi: Ngoài khả năng hạ huyết áp, tỏi còn có công dụng giảm mỡ máu. Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cũng có thể ăn tỏi ngâm dấm hay 5ml dấm ngâm tỏi.

Lê: Loại quả này rất có lợi cho những người cao huyết áp có kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực... nhờ tác dụng giáng áp, thanh nhiệt, trấn tĩnh. Nên ăn mỗi ngày 1-2 quả lê, hoặc ép lấy nước uống.

Táo: Chứa nhiều kali, giúp duy trì mức huyết áp bình thường nhờ kết hợp với lượng natri dư thừa trong cơ thể để bài tiết ra ngoài. Mỗi ngày nên uống 3 lần nước ép táo, mỗi lần 50ml, hoặc ăn 3 quả táo.

- Tích cực giảm cân, duy trì cân nặng lý với chỉ số BMA từ 18,5 đến 23, cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

- Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc/ngày ở nam và ít hơn 2 cốc/ngày ở nữ

- Bỏ thuốc hoàn toàn: là điều kiện tiên quyết đối với bệnh nhân THA

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức phù hợp: tập thể dục, chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa với tần xuất 30 – 60 phút/ ngày.

4. Hỏi xem họ còn muốn hỏi thêm hay thắc mắc gì thêm. 5. Dặn dò người bệnh

- Dặn người bệnh thưởng xuyên đi huyết áp

- Đến khám lại đúng lịch đã định

- Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế, không được bỏ thuốc. Nếu quyên không uống thì không được uống gộp cùng một lúc

Phụ lục 15: Bộ câu hỏi phỏng vấn cơ quan quản lý

1. Mục tiêu

- Mô tả mô hình quản lý ATVSTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị trấn Văn Điển.

- Mô tả các HĐ đã triển khai trong công tác quản lý ATVSTP.

- Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong công tác quản và đề xuất phương hướng khắc phục 2. Đối tượng phỏng vấn - Phó chủ tịch UBND xã phụ trách chương trình. - CBTYT phụ trách chương trình. - Công an TTVĐ. - Thú y.

- Các ban ngành liên quan (Hội phụ nữ, mặt trận nhân dân.

3. Thời gian phỏng vấn: Từ 30 – 45 phút

4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu

5. Nội dung phỏng vấn:

Ngày thực hiện phỏng vấn. ...

Thời gian bắt đầu phỏng vấn...

Thời gian kết thúc...

Địa điểm phỏng vấn...

Họ và tên người trả lời...

Câu 1: Anh/ chị đánh giá như thế nào về công tác quản lý ATVSTP tại cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TTVĐ?

- Nếu tốt: Tốt như thế nào? Thể hiện trên chỉ tiêu nào?giải thích lý do?

- Nếu không tốt: Không tốt như thế nào? Thể hiện trên chỉ tiêu nào?giải thích lý do? Câu 2: Vai trò của đơn vị anh/chị trong công tác quản lýATVSTP tại cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TTVĐ như thế nào?

Trong cơ quan ai chịu trách nhiệm chính? Có được đào tạo để đảm nhiệm công việc này không? (Bằng cấp? Được tập huấn không? Tần suất?)

Câu 3: So với quy định anh chị nhân thấy cơ quan anh/chị đã thực hiện tốt nhiệm vụ chưa? Nếu chưa thì tại sao? Nếu tốt thì tốt ở những điểm nào

Câu 4: Cơ quan Anh/chị đã làm gì để triển khai công tác quản lý này? Có các hoạt động gì?(thực hiện kiểm tra, giám sát, tập huấn, cấp giấy chứng nhận? Tần suất? Ai làm? Nội dung? Phối hợp với ban ngành nào? Phối hợp như thế nào? Thuận lợi, khó khăn gặp phải? (Kinh phí, nhân lực, phối hợp liên ngành,…..) Cách khắc phục khi gặp khó khăn? Tại sao?

Câu 5: Có những hoạt động nào chưa được triển khai? Tại sao? Đã có biện pháp khắc phục chưa?(kiểm tra, xử phạt, cấp giấy, giám sát)

Câu 6: Sự hỗ trợ của cấ trên đối với cơ quan anh/chị trong công tác quản lý ATVSTP như thế nào? Tại sao?

Câu 7: Sự hợp tácvà tuân thủ các qui định của các cơ sở king doanh DVAU như thế nào? Không hợp tác tại sao? Hợp tác ở mức độ nào? Tại sao?

Câu 8: Nguồn cung cấp kinh phí cho các hoạt động của chương trình ở đâu? Có đủ cho hoạt động không? Chính quyền địa phương có hỗ trợ gì không?(tài chính, chủ trương, chính sách,...) Tại sao?

Câu 9: Các cơ sở kinh doanh DVAU thường thực hiện tốt những tiêu chí nào trong công tác đảm bảo ATVSTP?(thực hiện các qui định của cơ sở kinh doạnh dịch vụ ăn uống theo qui định) có hình thức nào để duy trì và khuyến khích họ không?

Câu 10: Các cơ sở kinh doanh DVAU hường không thực hiện tốt những tiêu chí nào? Tại sao? Theo anh chị hướng giải quyết của đơn vị là gì? Tại sao?

Câu 11: Anh/chị có đề xuất khuyến nghị gì để cho công tác quản lý ATVSTP tại các cơ sở kinh doanh DVAU tốt hơn? Tại sao?

Phụ lục 16: Câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu cộng tác viên và các ban ngành đoàn thể

1. Mục tiêu:

- Mô tả nhiệm vụ cụ thể của cộng tác viên trong công tác đảm bảo ATVSTP. - Những khó khăn/ hạn chế trong công việc được giao mà cộng tác viên gặp phải. - Những giải pháp hoặc đề xuất cuả cộng tác viên nhằm hạn chế những khó khăn đó

2. Đối tượng phỏng vấn

- Cộng tác viên phụ trách chương trình ATVSTP tại 7 khu tại thị trấn Văn Điển có khả năng trả lời tốt và đồng ý tham gia trả lời

- Các ban ngành đoàn thể hỗ trợ trong công tác quản lý ATVSTP trên địa bàn - Thời gian phỏng vấn: 30 – 45 phút

3. Nội dung phỏng vấn:

Ngày thực hiện phỏng vấn :………

Thời gian bắt đầu phỏng vấn :………

Thời gian kết thúc :………

Địa điểm phỏng vấn :………

Họ và tên người trả lời: ……… Câu 1: Cô/chú đánh giá như thế nào về công tác quản lý ATVSTP tại TTVĐ? Tại sao cô/chú lại cho là như vậy? Tốt hay không tốt được thể hiện qua những điểm nào? Câu 2: Nhiệm vụ của cô/chú trong công tác đảm bảo ATVSTP tại thị trấn là gi? Cô chú đã thực hiện các nhiệm vụ đó như thế nào? Thuận lợi? Khó khăn? Tại sao? Cách khắc phục khó khăn? Ủy ban thị trấn, TYT hoặc các ban ngành đã có những hỗ trợ gì cho cô/chú để thực hiện nhiệm vụ?

Câu 3: Sự phối hợp của cô/chú với các ban ngành, đoàn thể khác ( trạm y tế, UBND, hội phụ nữ,…) như thế nào?

Câu 4: Những khó khăn mà cô/chú gặp phải trong quá trình làm việc (nhân lực, gánh năng công việc? hỗ trợ tài chính, sự chấp hành của cơ sở kinh, kiêm nghiệm nhiều việc…)? Bản thân cô/chú đã có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn đó? Câu 5: Cô/chú nhận thấy sự tuân thủ của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại đây như thế nào? Tại sao? Trong các qui định liên quan đến quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, theo cô chú có qui định nào dễ thực hiện/thực hiện tốt? Tại sao? Qui định nào khó thực hiện? Tại sao? Cách khắc phục như thế nào?

Câu 6: Cô/chú có những đề nghị gì để giúp cho công tác đảm bảo ATVSTP tại thị trấn được thuận lợi và đạt hiệu quả cao?

Phụ lục 17: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn sẵn

Mục tiêu:

- HIểu biết và sự tuân thủ của chủ cơ sở về qui định ATTP cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Đánh giá công tác quản lý ATTP cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Đối tượng: Chủ cửa hàng DVAU Thời gian phỏng vấn:

Nội dung phỏng vấn:

Ngày phỏng vấn:……….

Thời gian bắt đầu phỏng vấn:……….

Thời gian kết thúc:………..

Địa điểm phỏng vấn:………...

Họ và tên người trả lời:………...

Tuổi:………

Giới:………

Trình độ học vấn:………

Anh/chị cho biết về thông tin chung về nhân viên (Tuổi? trình độ học?); Cửa hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa của cử nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm tại trung tâm y tế huyện thanh trì và tại TYT thị trấn văn điển, hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w