A. TrẻSDD 1. Mở đầu:
- Chào hỏi
- Tự giới thiệu: sinh viên YTCC về thực tập tại TYT
2. Hỏi về thông tin chung về trẻ và gia đình
- Hỏi về các chỉ số: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng của trẻ
- Tuổi người mẹ, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế.
- Trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn nào không: tiêu chảy, mắc bệnh hô hấp,…
- Trẻ có mắc bệnh bẩm sinh nào không?
- Trẻ bị SDD từ khi nào?
- Chế độ ăn hiện tại của trẻ.
3. Nội dung tư vấn
Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
• Trẻ có được bú sữa mẹ hoàn toàn
- Trẻ có thường xuyên quấy khóc không? Nếu trẻ quấy khóc nhiều thì có thể trẻ vẫn chưa no và cần được cho bú
- Trẻ có đi ngoài nhiều không? Nếu trẻ đi ngoài ít thì trẻ vẫn chưa được ăn đủ và cần được bú mẹ nhiều hơn
- Trẻ có bị tiêu chảy không? Nếu có thì vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn • Trẻ dưới 6 tháng không được bú sữa mẹ hoàn toàn
- Trẻ có bị tiêu chảy không?
- Ngoài sữa mẹ họ cho trẻ ăn những gì? dựa vào đó để tư vấn nên thay đổi chế độ ăn của trẻ
- Nếu người mẹ có nhiều sữa thì khuyên họ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu bằng cách đưa ra các dẫn chứng khoa học về lợi ích của sữa mẹ.
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và khó có thể hấp thu được
- Nếu sữa mẹ ít, không đủ cho trẻ, cần phải cho trẻ ăn thêm sữa ngoài thì cần theo dõi có hợp với trẻ không, chú ý sự tăng trưởng đều đặn của bé
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi:
Tình trạng ăn uống hiện tại của trẻ: số bữa trẻăn như thế nào? trẻ thường ăn những loại thực phẩm gì? hiện tại trẻ có đang mắc bệnh gì không?
- Trẻ lười ăn: chia nhỏ làm nhiều bữa ăn, cố gắng cho trẻ ăn mức tối đa có thể, cho trẻ uống sữa cao năng lượng, thêm bột mầm giáđỗ và mầm ngôđể tăng đậmđộ cho bát bột. ví dụ: bình thường với lượng nước là 500ml dùng 3 thìa bột thì khi cho thêm bột mầm giá đỗ, mầm ngô thì có thể cho thêm được 1 đến 2 thìa bột.
- Cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ, hạn chế cho ăn nhiều đồ ngọt khiến trẻ không muốn ăn bột, cơm.
- Hiện nay nhiều bà mẹ chỉ quấy bột với nước xương, nước thịt thì không đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn quá nhiều nước xương làm trẻ khó tiêu, đầy bụng, dễ bị tiêu chảy. Chú ý khi cho trẻ ăn cần chú ý cho ăn cả thịt đã hầm nhừ (phần cái )
- Để đảm bảo các chất dinh dưỡng, mỗi bữa ăn của trẻ phải đủ thành phần của 4 nhóm thức ăn, thay đổi thức ăn thường xuyên, đảm bảo tính cân đối các loại thực phẩm để có bữa ăn ngon lành, hấp dẫn trẻ cần chế biến hỗn hợp các loại thực phẩm:
Bột gạo + đậu đỗ + rau xanh hoặc củ màu vàng + dầu mỡ Bột gạo + thịt hoặc cá + rau xanh + dầu mỡ
Bột gạo + sữa đậu nành + rau xanh + dầu mỡ + đường
Bột ngọt hay bột mặn tùy theo khẩu vị của từng trẻ, thông thường trẻ nhỏ thích ăn bột ngọt, trẻ lớn thích ăn bột mặn.
Trẻ từ 24 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi:
Hỏi về tính trạng ăn uống hiện tại của trẻ: số bữa, ăn được bao nhiêu trong 1 bữa, thường ăn những thực phẩm gì, hiện tại có mắc bệnh gì không?
- Cho trẻ ăn làm nhiều bữa/ngày
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thứcăn mà trẻ thích (kẹo, bánh ngọt, đồ uống có ga) mà cần phải cân đối giữa các bữaăn, thứcăn.
- Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất trong bữa ăn: ăn đầyđủ cả thịt, rau, hoa quả.
4. Tư vấn cho họ phương pháp phù hợp với trẻ 5. Hỏi xem họ có còn thắc mắc gì nữa không 6. Chào và hẹn gặp lại.
B. Trẻ béo phì: 1. Mở đầu:
- Chào hỏi
- Giới thiệu: là ai? làm gì?
2. Hỏi thông tin chung về mẹ và về trẻ
- Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại của mẹ
- Tên, tuổi, chiều cao, cân nặng của trẻ
- Chế độ ăn của trẻ hiện tại như thế nào?
- Chế độ sinh hoạt của trẻ như thế nào?
3. Thực hiện tư vấn
- Trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn: cũng không đáng lo ngại, vẫn cho trẻ bú theo nhu cầu bình thường, nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng,
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không bú sữa mẹ hoàn toàn: không nên cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là sữa cao năng lượng, nên cho trẻ chỉ bú mẹ.
- Trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi: tuyệt đối không tiến hành các biện pháp giảm cân cho trẻ, vẫn cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; tăng cường hoa quả, rau xanh trong mỗi bữa ăn của trẻ; khuyến khích trẻ vận động và vui chơi cùng trẻ…
- Trẻ từ 24 tháng tuổi đến 50 tháng tuổi: không giảm cân cho trẻ, phải cho trẻ ăn đủ chất như bình thường, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ: đồ ăn nhanh, đồ
chiên rán,…; hạn chế đồ ăn có chỉ số đường huyết cao: hoa quả sấy, bánh kẹo,… tăng cường ăn rau xanh hoa quả. Cung cấp đầy đủ chất đạm cho sự phát triển của trẻ. Cho trẻ hoạt động thể lực: tập thể dục, đi bộ, hoạt động tay chân, tránh các hoạt động tĩnh tại.
- Nếu trẻ béo phì quá mức cần đưa đến bệnh viện để kiểm tra và bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị.
4. Hỏi xem họ có còn thắc mắc hay muốn hỏi thêm gì không? 5. Chào và hẹn gặp lại.