Giải pháp hoàn thiện mội trường pháp lý cho sự hoạt động và phát triển

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 172 - 176)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

3.3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mội trường pháp lý cho sự hoạt động và phát triển

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động như các thực thể kinh tế độc lập dựa trên các cam kết khi gia nhập WTO và hội nhập vào các định chế kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực khác được xem là giải pháp hỗ trợ hàng đầu để các tập đoàn kinh tế nhà nước có điều kiện pháp lý hoạt động và phát triển. Nghĩa là các quyết định ban hành cần đề cập đúng bản chất và đặc thù về mô hình, tổ chức quản lý hoạt động của tập đoàn kinh tế. Trên tinh thần đó, trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Một là, về luật pháp, chính sách. Sớm xây dựng Luật Doanh nghiệp nhà nước, bởi vì doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, trong đó chủ yếu là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp đặc thù hoạt

161

động trong môi trường kinh tế đặc thù, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nó rất khác với mô hình nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ở Việt Nam, bên cạnh chức năng kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn hoạt động theo chức năng chính trị - xã hội, vì vậy, không thể dùng Luật Doanh nghiệp chung hiện nay để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nhà nước được. Đây là điểm khác nhau cơ bản của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác, do đó, việc để doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp chung hiện nay đã dẫn đến nhiều bất cập trong xây dựng cơ chế quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng. Tất nhiên, nội dung của Luật Doanh nghiệp nhà nước mới sẽ khác với nội dung của Luật Doanh nghiệp Nhà nước trước đây, do điều kiện hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng khác với điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh trước đây.

Trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước mới sẽ có những nội dung chủ yếu sau: Xác định rõ vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Các mô hình tổ chức hoạt động và quản lý của các doanh nghiệp nhà nước; Cơ chế tài chính; Cơ chế đầu tư; Cơ chế huy động vốn; Cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm; Cơ chế gắn trách nhiệm và quyền lợi của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước; Cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ và giám sát bên ngoài; Quy chế và điều lệ hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Các quy định điều kiện thành lập mới và điều kiện giải thể, cổ phần hóa, tư nhân hóa và quốc hữu hóa….

Luật Doanh nghiệp Nhà nước mới nên được xây dựng đơn giản, dễ áp dụng để khi ban hành thì áp dụng được ngay vào đời sống thực tiễn mà không cần phải có những văn bản dưới luật (nghị định, thông tư,…) để hướng dẫn như các luật khác hiện nay. (Trong thực tế hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2005

162

đã có hiệu lực từ lâu, nhưng việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn chưa đầy đủ, nhất là trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy định khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước của các tập đoàn kinh tế nhà nước).

Việc xây dựng Luật Doanh nghiệp Nhà nước mới cần chú ý đến các cam kết hội nhập của Việt Nam, song song đó, Nhà nước cần rà soát và có chương trình triển khai theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường, công bố các cam kết và lộ trình thực hiện của nước ta với các nước trong các hiệp định song phương và đa phương, tạo sự minh bạch về các điều kiện phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong điều kiện hội nhập.

Hai là, về thủ tục hành chính. Cần rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, giải quyết tranh chấp....Đồng thời, cần tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước tham gia hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước. Điều này là rất cần thiết vì trong thời gian qua, việc hình thành và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước gặp không ít khó khăn, cản trở quá trình tích tụ, tập trung vốn của các tập đoàn nhà nước để có thể nhanh chóng trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có năng lực cạnh tranh với các tập đoàn mạnh trên thế giới.

Ba là, Nhà nước nhanh chóng ban hành hệ thống tiêu chí quản lý và giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước để đẩy mạnh phân cấp cho các tập đoàn kinh tế trên phương diện tự chủ quản trị nội bộ, nhưng vẫn đảm bảo sự

163

kiểm tra, giám sát của Nhà nước, với tư cách người chủ sở hữu. Cần giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của Nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Cần hạn chế việc hàng năm có nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quyền lực khác nhau của Nhà nước vào thực hiện thanh, kiểm tra doanh nghiệp, vừa gây phiền hà, vừa tốn kém chi phí của Nhà nước, lại vừa chồng chéo nhau, không đạt hiệu quả như mong muốn. Trong thực tế đã diễn ra với nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước như Vinashin, EVN….Việc quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước nên thực hiện qua các phương thức sau: 1) Người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; 2) Thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các công ty thành viên; 3) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ và các công ty thành viên cho cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Bốn là, do đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là loại hình doanh nghiệp đặc thù vừa làm nhiệm vụ chính trị - xã hội, vừa làm nhiệm vụ kinh doanh nên Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên hai góc độ: Chính trị - xã hội và sản xuất kinh doanh thuần túy. Hệ thống tiêu chí này gọi là tiêu chí kép, bao gồm các chỉ tiêu về mức độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội được giao và các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, Nhà nước nên nghiên cứu cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước tiến hành hạch toán riêng hai hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh thuần túy và hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội. Như vậy các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ có hai bộ tài khoản: Một bộ dùng để hạch toán những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội với mức giá do Nhà nước quy định và một bộ tài khoản dùng để hạch toán những hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.

164

3.3.2.2 Giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện khách quan cho hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 172 - 176)