So sánh hoạt độngsản xuất kinh doanh của các tập đoànkinh tế nhà

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 109 - 113)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

2.2.3.2 So sánh hoạt độngsản xuất kinh doanh của các tập đoànkinh tế nhà

Như ở phần trên đã đề cập, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước rất khác nhau, có tập đoàn đạt kết quả rất tốt, ngược lại cũng có tập đoàn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất kém, mặc dù đã được nhiều ưu đãi trong đầu tư và lợi thế trên thị trường. Dưới đây luận án phân tích một số khía cạnh trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước.

+ So sánh về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Qua bảng 2.11 có thể thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là cao nhất trong số các tập đoàn kinh tế nhà nước khi vào năm 2008, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn này đạt 55,92%, năm 2009 đạt 40,72%, năm 2010 đạt 43,04%; đứng thứ hai là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) với tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu của tập đoàn này năm 2008 là 29,85%, năm 2009 là 20,64, năm 2010 là 26,42; đứng thứ ba là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VNR) với các số tương ứng là: 20,32%, 14,82%, 24,55%; đứng thứ tư là Tập đoàn Dệt - May Việt Nam (VINATEX) với các số tương ứng là 10,42 %, 16,52%, 19,57%. Các tập đoàn có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thấp là Tập đoàn bưu chính Viễn thông (VNPT) với các con số tương ứng là 13,56%, 7,39%, 5,69%; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có các số tương ứng là 2,39%, 4,73%, -16,07%. Đáng chú ý là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có kết quả bị thua lỗ trong năm 2010, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu âm ( -16,07% ). Riêng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) không có số liệu, tuy nhiên, theo công bố của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng là tập đoàn này có nhiều sai phạm tài chính, bị thua lỗ

98

triền miên, dẫn đến mất vốn và đã phải tái cấu trúc lại thành Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. {xem bảng 2.11}

Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một số tập đoàn kinh tể nhà nước

Tên tập đoàn

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu

(%)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (%) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 VIETTEL 78,13 55,68 56,01 55,92 40,72 43,04 VINACOMIN 40,39 26,70 34,37 29,85 20,64 26,42 VRG 26,63 18,57 31,70 20,32 14,82 24,55 VINATEX 12,07 19,88 23,33 10,42 16,52 19,57 PVN 21,27 18,30 19,15 15,24 11,55 12,73 EVN 3,0 5,3 -15,69 2,39 4,73 -16,07 VNPT 20,27 14,31 12,91 13,56 7,39 5,69 Nguồn: 53, tr. 212.

+ So sánh hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Qua bảng 2.12 có thể thấy Tập đoàn Điện Lực Việt Nam có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn các tập đoàn khác. Năm 2008, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của PVN là 1,69 lần, năm 2009 tăng lên 2,12 lần, năm 2010 hệ số nợ đã tăng lên đến 3,31 lần. Tập đoàn Dệt May Việt nam cũng có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, năm 2008 hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn này là 2,18 lần, đến năm 2009 đã tăng lên 2,24 lần và năm 2010 hệ số nợ của tập đoàn này đã là 2,36 lần. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là năm 2008: 1,52 lần, 2009: 1,83 lần, năm 2010: 1,33 lần. Các tập đoàn có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 1 lần là: Tập đoàn Viễn thông Quân đội, năm

99

2008 hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,73 lần, năm 2009 là 0,75 lần, năm 2010 là 0,61 lần; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần lược các năm 2008: 0,26 lần, 2009: 0,36 lần, năm 2010: 0,43 lần; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là: 2008: 0,58 lần, 2009; 0,68 lần, 2010: 0,89 lần; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là: 2008: 0,69 lần, 2009: 0,84 lần, 2010: 0,93 lần. {xem bảng 2.12}

Bảng 2.12: Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữucủa một số tập đoànkinh tế nhà nước

ĐVT: lần

Tập đoàn Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

2008 2009 2010 EVN 1,69 2,12 3,31 VINATEX 2,18 2,24 2,36 VINACOMIN 1,52 1,83 1,33 VIETTEL 0,73 0,75 0,61 VNPT 0,26 0,36 0,43 VRG 0,58 0,68 0,89 PVN 0,69 0,84 0,93 Nguồn: 53, tr. 221.

Qua bảng so sánh trên có thể thấy các tập đoàn có kết quả hoạt động tốt đều có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đều nhỏ hơn 1 như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Các tập đoàn có kết quả kinh doanh không khả quan thường có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dêt May Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong những năm qua tập đoàn có hệ số nợ trên vốn cao nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của tập

100

đoàn này năm 2007 là 16,9 lần, năm 2008 là 17,43 lần [53, tr. 222] nên Chính phủ đã phải tiến hành cơ cấu lại nợ của tập đoàn này và đã chuyển mô hình hoạt động của tập đoàn này trở lại mô hình tổng công ty.

Biểu đồ 2.5: Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 2006 - 2012

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thay đổi của nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 2006 - 2012

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (lần) 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

101

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 109 - 113)