Định hướng phát triển tập đoànkinh tế nhà nước trong thời gian tới

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 158 - 160)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

3.2.2. Định hướng phát triển tập đoànkinh tế nhà nước trong thời gian tới

gian tới

Trong thời gian tới, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phát triển theo các hướng sau đây:

Thứ nhất, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phát triển về chất lượng và giảm về số lượng các tập đoàn. Trong thời gian vừa qua việc xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước gần như có tính chất phong trào, Chính phủ liên tiếp thành lập hàng loạt các tập đoàn kinh tế nhà nước mặc dù đang trong giai đoạn làm thí điểm và chưa có tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nên chất lượng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa được đảm bảo theo mong muốn. Thậm chí nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô rất lớn nhưng hiệu quả hoạt động rất thấp cả về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, lẫn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thuần túy, điển hình như tập đoàn Vinashin bị thua lỗ, nợ nần quá lớn, dẫn đến gần như mất hết cả vốn. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét giảm bớt số lương tập đoàn kinh tế nhà nước, từ 9 tập đoàn như hiện nay xuống còn khoảng 5tập đoàn và nên tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khoảng 5 tập đoàn kinh tế nhà nước này lớn mạnh hơn, nắm những lĩnh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế như: Quốc

147

phòng, năng lượng, khai khoáng, thông tin truyền thông, tài chính - ngân hàng. Các tập đoàn trong những lĩnh vực khác nên giải thể trở về với các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước bình thường.

Thứ hai, các tập đoàn kinh tế sẽ phát triển theo hướng tập trung vào những ngành nghề chính mà mình có lợi thế, kiên quyết loại bỏ những ngành nghề mà tập đoàn không có lợi thế trên cơ sở đẩy mạnh thoái vốn khỏi những ngành nghề phụ đó. Cơ sở của định hướng này là trong thực tế thời gian qua, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đã mạnh tay đầu tư ra ngoài ngành chính, thậm chí đầu tư vào những ngành mang tính chất rủi ro cao mà tập đoàn không có chuyên môn trong lĩnh vực đó như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Trong khi ngành nghề chính mà tập đoàn có lợi thế lại không được tập trung vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ…làm cho hiệu quả hoạt động của ngành nghề chính cũng bị sụt giảm, không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao cả về mặt kinh tế - xã hội, lẫn mặt kinh tế - tài chính.

Thứ ba, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phát triển theo hướng tái cấu trúc lại mô hình tập đoàn trên cơ sở sắp xếp lại các công ty con thành viên, giảm bớt số lượng các công ty liên doanh, liên kết trong một tập đoàn cho phù hợp với quy mô của từng tập đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cả về cơ cấu bộ máy làm việc lẫn cơ chế làm việc, nhất là tăng cường kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với những thay đổi trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ tư, các tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển theo hướng đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và là người đi đầu trong đầu tư cho nghiên cứu công nghệ mới trong lĩnh vực mình hoạt động xuất phát từ thế mạnh nhờ quy mô vốn lớn nên có đủ tiềm lực tài chính đầu tư cho nghiên cứu. Như chúng ta đã biết, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có

148

nhiều vốn, có đội ngũ các nhà nghiên cứu có tên tuổi và phải tốn nhiều thời gian, bởi vì, muốn đạt được một kết quả thành công trong nghiên cứu đòi hỏi phải trải qua nhiều lần thất bại, mà mỗi lần như thế là phải tốn nhiều chi phí trong thử nghiệm, nên một doanh nghiệp không có vốn lớn thì không thể thực hiện việc nghiên cứu mà chủ yếu sẽ mua công nghệ để ứng dụng mà thôi. Trong điều kiện của hội nhập và toàn cầu hóa, với thành tựu khoa học - công nghệ tiến mạnh như vũ bão bắt buộc các doanh nghiệp tập đoàn Việt Nam nếu không muốn bị bỏ rơi, tụt hậu thì nhất thiết phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đây là xu hướng vận động tất yếu của các tập đoàn kinh tế trên thế giới cũng như của Việt Nam.

Thứ năm, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phát triển theo định hướng hội nhập quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường ngoài nước với các tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực như năng lượng, dầu khí, thông tin truyền thông, tài chính…. Đồng thời, các tập đoàn nên tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia để tạo điều kiện thâm nhập thị trường quốc tế thông qua thương hiệu của các tập đoàn này.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)