Tái cấu trúc tập đoànkinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 161 - 165)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

3.3.1.1. Tái cấu trúc tập đoànkinh tế nhà nước

Thứ nhất, về quan hệ sở hữu. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước

đều có công ty mẹ Tập đoàn là 100% vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước nên các công ty con do công ty mẹ Tập đoàn đầu tư 100% vốn cũng thuộc vốn của Nhà nước, các công ty con do công ty mẹ Tập đoàn đầu tư nắm phần vốn chi phối cũng là doanh nghiệp nhà nước. Chỉ có những công ty liên doanh, liên kết mà công ty mẹ Tập đoàn không nắm phần vốn chi phối thì vốn chủ sở hữu không thuộc vốn nhà nước. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, thu hút vốn từ các thành phần kinh tế, cũng như tạo điều kiện cho công ty mẹ Tập đoàn dễ dàng thu hút vốn trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo nguồn vốn mạnh cho đầu tư phát triển trong thời gian tới. Muốn vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ Tập đoàn, đảm bảo đa dạng hóa sở hữu ngay từ công ty mẹ Tập đoàn, chứ không chỉ có thực hiện cổ phần hóa ở các công ty con. Chỉ có con đường cổ phần hóa là con đường ngắn nhất để áp đặt kỷ luật thị trường đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Cổ phần hóa các công ty mẹ Tập đoàn nhà nước để nhằm thực hiện các mục tiêu sau: 1) Thị trường hóa hoạt động của nền kinh tế, đẩy mạnh cạnh tranh và kiểm soát tốt độc quyền, nhất là độc quyền của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 2) Thu hồi một phần vốn Nhà nước đã đầu tư ở các công ty mẹ Tập đoàn về cho Ngân sách để tập trung vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; 3) Giúp các cơ quan hành chính của Nhà nước tập trung nguồn lực cho quản lý xã hội, hoạch định và thực hiện tốt các chính sách ổn định kinh tế - xã hội.Nhờ đó, Chính phủ sẽ rảnh tay để chăm lo tạo hành lang pháp lý tốt, tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội tốt cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công việc bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, bảo đảm tốt phúc lợi xã hội nhằm

150

từng bước nâng cao đời sống của nhân dân hơn. Đồng thời, nhờ đó mà các cơ quan hành chính Nhà nước như Chính phủ và các Bộ, Ngành không phải bị chi phối bởi các hoạt động kinh doanh thuần túy của các công ty mẹ Tập đoàn, không phải lo những công việc sự vụ quản lý hàng ngày đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước như hiện nay.

Để đẩy nhanh cổ phần hóa các công ty mẹ Tập đoàn nhà nước, Chính phủ nên mạnh dạn xóa bỏ quan điểm lúc nào cũng phải bán cổ phần của Nhà nước với giá cao để vốn Nhà nước đã đầu tư không bị thất thoát. Vấn đề không phải là thu hồi đầy đủ vốn đã bỏ ra đầu tư hoặc có lãi khi thu hồi vốn đã đầu tư trong việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung, các công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng, mà vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là để thực hiện các mục tiêu như đã phân tích ở trên. Do đó, không nên lấy lý do thị trường chứng khoán đang sụt giảm để làm chậm quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ngược lại, trong điều kiện khó khăn hiện nay là cơ hội để đẩy mạnh cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước thông qua đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa.

Đối với các công ty con đã thực hiện cổ phần hóa nhưng công ty mẹ Tập đoàn kinh tế Nhà nước còn chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối thì nên nhanh chóng thoái vốn, bán bớt vốn nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này thực hiện tốt nhất kỷ luật thị trường. Bởi vì, nếu còn chiếm tỷ trọng vốn lớn, thì Nhà nước còn chi phối doanh nghiệp đó và doanh nghiệp đó cũng sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước thông qua ban quản lý doanh nghiệp chủ yếu do Nhà nước đề cử.

Thứ hai, về tái cấu trúc cơ cấu tổ chức quản lý. Đối với nhóm giải pháp này cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nghiêm túc xem xét lại cơ chế quản lý của Chính phủ đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay. Kiên quyết thực hiện đổi mới cơ chế quản lý

151

tập đoàn kinh tế theo hướng Chính phủ nên thu đầu mối quản lý theo hướng Chính phủ thành lập cơ quan thống nhất quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Thủ tướng Chính phủ, như một cơ quan ngang bộ hơn là giao cho từng bộ chuyên ngành quản lý hiện nay, dễ dẫn đến tình trạng các bộ đều có quyền can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, nhưng sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi xảy ra các khuyết điểm, sai phạm ở các tập đoàn, tổng công ty như thời gian qua đối với trường hợp Vinashin, Vinalines….

Hiện nay, chúng ta đã có Tổng Công Ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa …..Tuy nhiên, SCIC không thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu mà Chính phủ trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu và trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn. Như vậy có sự chia cắt trong bộ máy quản lý cấp trên đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng. Vì vậy, cần thiết phải thống nhất bộ máy quyền lực quản lý tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước để có một đầu mối có quyền hạn và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng. Trong thời gian tới, Chính phủ nên tái cấu trúc lại SCIC trên cơ sở tăng cường thẩm quyền, năng lực và tập trung toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, kể cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho SCIC quản lý, sử dụng và phân công một Phó Thủ tướng có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế - tài chính trực tiếp phụ trách SCIC.

- Xác định mô hình quản lý và hoạt động của tập đoàn là mô hình công ty mẹ - công ty con. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được xây dựng chủ yếu theo mô hình công ty mẹ - công ty con, lấy quan hệ sở hữu về vốn và quan hệ

152

lợi ích kinh tế làm cơ sở cho việc liên kết và kiểm soát các hoạt động, bởi vì, xét cho cùng, quan hệ lợi ích kinh tế có tính ràng buộc cao nhất giữa các chủ thể trong liên kết kinh tế. Các công ty mẹ thông qua việc nắm giữ cổ phần trong các công ty con để kiểm soát hoạt động của các công ty con trong tập đoàn. Để làm được điều này, trong giai đoạn hiện nay Nhà nước cần có những cơ sở pháp lý thể hiện vị trí quan trọng của công ty mẹ, bên cạnh đó huy động một khoản vốn đủ lớn (qua tất cả các kênh huy động vốn hiện có, trong đó, cổ phần hóa công ty mẹ Tập đoàn để niêm yết và huy động vốn trên thị trường chứng khoán là kênh chủ lực) cho công ty mẹ để công ty mẹ có thể thực hiện tốt vai trò đầu tàu, chi phối, dẫn dắt của mình đối với cả tập đoàn. Đối với các công ty con có tầm quan trọng chiến lược thì công ty mẹ phải nắm giữ cổ phần chi phối hoặc sở hữu 100% vốn (dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), các công ty khác tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể công ty mẹ sẽ nắm một lượng cổ phần theo tỷ lệ phù hợp với chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Để làm được điều đó, đòi hỏi công ty mẹ phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh để định hướng phát triển tập đoàn theo một chiến lược nhất định nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển thực lực kinh tế - tài chính của tập đoàn, chủ yếu là cho công ty mẹ.

- Thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả các hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước.Ở giải pháp này, trước hết cần xác định hệ thống các nội dung giám sát chủ yếu như sau: 1) Giám sát mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tài chính của công ty mẹ và các công ty thành viên của tập đoàn; 2) Giám sát tình hình đầu tư vào ngành chính và ngoài ngành; 3) Giám sát tình hình thay đổi cơ cấu vốn (tăng, giảm…); 4) Giám sát tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành của tập đoàn (bao gồm ở cả công ty mẹ và các công ty thành viên) và nguồn

153

nhân lực đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh ngành nghề chính của tập đoàn.

Phương thức thực hiện giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện như sau: 1) Thông qua người đại diện thực quyền của chủ sở hữu tại công ty mẹ; 2) Thông qua công tác kiểm toán nhà nước tại công ty mẹ và các công ty thành viên tập đoàn; 3) Thông qua chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất đã được quy định trong chế độ kế toán, kiểm toán nhà nước. Tất cả các thông tin trên đều được công khai trên các cơ quan thông tin đại chúng như đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để toàn thể xã hội theo dõi, giám sát.

Thứ ba, thực hiện cắt giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ chế gắn quyền lợi và trách nhiệm của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi cán bộ quản lý doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý tốt vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả đồng vốn đó thì được hưởng lương, thưởng cao, ngược lại, thì mạnh dạn cách chức, sa thải. Trong trường hợp kinh doanh không hiệu quảđể thất thoát đồng vốn do quản lý yếu kém thì có thể quy trách nhiệm bồi thường, thậm chí truy tố trách nhiệm hình sự theo các quy định của luật pháp. Việc bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp phải qua thi tuyển dựa trên năng lực, kinh nghiệm quản lý, phương án tổ chức, quản lý tốt doanh nghiệp chứ không nên dựa vào quen biết, chạy chọt….Quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong những nội dung then chốt của giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng.

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 161 - 165)