Những thành công của mô hình tập đoànkinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 130 - 142)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

2.3.2.1. Những thành công của mô hình tập đoànkinh tế nhà nước

Qua gần 7 năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước có thể rút ra những điểm đạt được như sau:

Thứ nhất, hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước đều được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình tổ chức này đã tránh được những hạn chế của mô hình tổng công ty. Các công ty mẹ trong mô hình tập đoàn không phải là đơn vị quản lý hành chính đối với các công ty con như trong mô hình tổng công ty trước đây. Công ty mẹ trong mô hình tập đoàn thực hiện chức năng quản lý đối với công ty con thông qua việc đầu tư vốn với các mức độ đầu tư như đầu tư 100% vốn vào công ty con, đầu tư vốn chi phối đối với công ty con hay đầu tư vốn không chi phối đối với công ty con.

Ưu điểm của mô hình đầu tư vốn này là giúp mở rộng quy mô đầu tư và chi phối các công ty con bằng vốn góp, bằng cử người vào hội đồng quản trị các công ty con để định hướng các công ty con hoạt động theo chiến lược chung của tập đoàn chứ không phải bằng những văn bản hành chính như mô hình tổng công ty trước đây. Với mô hình này, các công ty con cũng tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Khi thực hiện mô hình tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước cũng dễ dàng thực hiện đổi mới quan hệ sở hữu về vốn, dễ dàng thực hiện đa dạng hóa các quan hệ sở hữu vốn, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp nhà nước cải tiến được quan hệ tổ chức và quan hệ phân phối, giúp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lý thuyết kinh tế học đã xác định tính quy luật của lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Nghĩa là, quy mô càng tăng lên thì có điều kiện để giảm chi phí nhờ

119

việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, sản xuất với sản lượng lớn nên chi phí biên giảm dần, quy mô thị trường lớn nên tiêu thụ được khối lượng lớn hàng hóa, với quy mô vốn lớn nên có thể thực hiện được các dự án lớn, mới có khả năng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai công nghệ mới….

Lợi thế nhờ quy mô của các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam cũng đã được thể hiện trong thời gian qua, nhất là ở các tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam….Nhờ quy mô vốn lớn nên các tập đoàn kinh tế nhà nước đã thực hiện nhiều dự án với số vốn khổng lồ mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể thực hiện được, cung cấp hàng hóa và dịch vụ công ít lợi nhuận, lâu thu hồi vốn mà các doanh nghiệp tư nhân không muốn làm….Có thể dẫn chứng lợi thế nhờ quy mô của một vài tập đoàn kinh tế nhà nước sau đây:

Một là, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện (bao gồm: thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân). Có thể liệt kê một vài công trình nhà máy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam điển hình như:

- Nhà máy thủy điện Hòa Bình, công suất theo thiết kế là 1.920 megawatt (MW), gồm 8 tổ máy, mỗi tổ công suất 240.000 kilowatt (kW), sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kWh, tổng vốn đầu tư quyết toán năm 2007 là 1.940 tỷ đồng. Tổng thầu thi công là Tổng Công ty Sông Đà, cũng là một doanh nghiệp nhà nước có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao trong xây dựng các công trình thủy điện.

- Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, với tổng công suất thiết kế là 2.400 MW, với 6 tổ máy, mỗi tổ có công suất 400 MW. Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng vào năm 2005 và đã được khánh thành vào ngày 23-12-2012. Sản lượng điện bình

120

quân mỗi năm là 10 tỷ kWh, với tổng vốn đầu tư là 60.196 tỷ đồng (năm 2012). Việc thi công công trình thủy điện Sơn La cũng thuộc về Tập đoàn Sông Đà(Tổng Công ty Sông Đà).

- Cụm nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, bao gồm các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 (công suất 1.114 MW), Phú Mỹ 2.1 (công suất 514 MW), Phú Mỹ 2.1 mở rộng (453 MW), Phú Mỹ 4 (468 MW) thuộc EVN với tổng công suất là 2.549 MW, là trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước, đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô, khi thủy điện phải giảm công suất do thiếu nước.

Hai là, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đầu tư một lượng vốn khổng lồ để triển khai thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, hàng năm sản xuất sản lượng hàng chục triệu tấn dầu khí, xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ USD cho đất nước. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã đầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu quy mô lớn như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, với vốn đầu tư lên đến hơn 40.000 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD), công suất thiết kế chế biến tối đa 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Đảm bảo cung ứng khoảng 40% thị phần xăng dầu cho thị trường Việt Nam………[http: //vi.wikipedia.org]

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đã đầu tư xây dựng hai cụm khí điện đạm lớn ở miền Nam là khu Phú Mỹ và Cà Mau. Nhà máy Đạm Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư khoảng 370 triệu USD (khoảng 7.400 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2012), với công suất thiết kế ban đầu là 740.000 tấn phân đạm Ure/năm. Công nghệ sản xuất ở nhà máy Đạm Phú Mỹ theo công nghệ khép kín, hiện đại của Đan Mạch. Đến cuối năm 2012 nhà máy Đạm Phú Mỹ đã sản xuất được 6 triệu tấn phân ure. [www.dpm.vn]

Nhà máy Đạm Cà Mau là một trong những nhà máy thuộc cụm công nghiệp khí điện đạm Cà Mau với tổng vốn đầu tư là toàn cụm là gần 1 tỷ USD. Trong cụm có nhà máy điện khí Cà Mau 1, Cà Mau 2 với công suất 1.500 MW và nhà máy Đạm Cà Mau với công suất 800.000 tấn/năm. Nhà

121

máy Đạm Cà Mau dùng công nghệ sản xuất hiện đại nhập từ nhiều nước như Đan Mạch, Ý, Nhật… .Cùng với Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau đã cung cấp 1,6 triệu tấn phân ure mỗi năm, chiếm 80% thị trường phân đạm toàn quốc. Nguồn khí phục vụ cho cụm công nghiệp khí điện đạm Cà Mau được dẫn qua hệ thống đường ống dài 132 km từ ngoài khơi vào đất liền.

[www.pvfc.com.vn]

Ba là, Tập đoàn Viễn thông Quân đội cùng với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã bỏ ra hàng tỷ đô - la để đầu tư xây dựng hệ thống cáp quang Việt Nam liên thông với quốc tế. Riêng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã đầu tư vốn lớn mua hai vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 để đảm bảo tự chủ trong cung cấp dịch vụ viễn thông của quốc gia, không phải lệ thuộc vào thuê vệ tinh của nước ngoài như trước đây.

Nhờ lợi thế quy mô vốn lớn mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã đầu tư 34.000 tỷ đồng cho Viện Nghiên cứu và Triển khai của Viettel, sử dụng 441 nhà khoa học (tính đến ngày 20/03/2013) hàng đầu trong lĩnh lực công nghệ của Việt Nam (kế hoạch mục tiêu đến 2015 sử dụng 1.500 nhân sự và đến 2020 là 2.500 nhân sự để xứng là một viện nghiên cứu tầm cở quốc tế), kể cả việc trả lương cao để thu hút các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhờ đó, trong thời gian ngắn Viettel đã sản xuất ra nhiều thiết bị viễn thông hiện đại phục vụ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng và các thiết bị viễn thông dân dụng như: Ra đa quân sự, máy bay không người lái (UAV), điện thoại di động mang thương hiệu Viettel….

Thứ hai, về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện mô hình Chính phủ trực tiếp quản lý đối với công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước vì hiện nay các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong thời gian thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn, Chính phủ đã từng bước hoàn thiện hệ thống cơ

122

chế, chính sách quản lý đối với các tập đoàn với việc ban hành nhiều văn bản pháp quy cho công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Chính phủ đã chủ động thực hiện công tác quản lý toàn diện đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Định kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ quản lý ngành tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Hàng năm, Chính phủ tổ chức hội nghị làm việc trực tiếp với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, then chốt để chỉ đạo, tháo gở khó khăn vướng mắc cho các tập đoàn, tổng công ty, định hướng hoạt động của các tập đoàn, chấn chỉnh công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước. Đồng thời Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo việc sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn kinh tế, tổ chức thanh kiểm tra công tác quản lý điều hành tại một số tập đoàn, tổng công ty bị thua lỗ như Tập đoàn Vinashin, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Vinalines….Cơ chế, chính sách của Chính phủ đã đảm bảo các tập đoàn được nâng cao quyền chủ động sử dụng vốn nhà nước và các loại vốn khác vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn. Sau thời kỳ các tập đoàn, tổng công ty đầu tư tràn lan ngoài ngành không hiệu quả, Chính phủ đã kiên quyết hướng các tập đoàn kinh tế nhà nước tập trung vốn vào các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính, hạn chế việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao.

Thứ ba,hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn hầu hết đều có hiệu quả, mặc dù chưa tương xứng với tiềm năng và mức độ đầu tư. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã thực hiện nộp ngân sách với tỷ lệ cao so với các nguồn thu ngân sách Nhà nước khác, đây là nguồn tài chính mạnh cho Nhà nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đầu tư vốn cho trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng được các tập đoàn

123

kinh tế nhà nước thực hiện nhất là đối với các tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội…Nhờ đó, năng suất lao động trong các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt khá cao, thu nhập bình quân của người lao động trong các tập đoàn cũng khá cao, ngoại trừ các tập đoàn làm ăn không hiệu quả như Vinashin thì thu nhập người lao động sụt giảm.

Thứ tư,về thực hiện các nhiệm vụ chính trị là góp phần giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thì các tập đoàn kinh tế nhà nước đã chi phối việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như: Điện, than, xăng dầu, xi măng, sắt thép, lương thực, thông tin, liên lạc…Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa suy giảm kinh tế, giữ vững tăng trưởng kinh tế, mặc dù, đôi lúc, đôi nơi việc điều hành quá trình theo giá thị trường của Chính phủ chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ngành nên việc tăng giá của các tập đoàn kinh tế nhà nước có ảnh hưởng đến mức giá cả của nền kinh tế.

Một ưu điểm khác của các tập đoàn kinh tế nhà nước là đã góp phần chủ lực trong đảm bảo an sinh xã hội, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công, lãng công, bảo đảm thu nhập cho người lao động, mặc dù ngay cả trong những lúc khó khăn của nền kinh tế như những năm vừa qua. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã chú trọng đầu tư các dự án phát triển hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ công ích ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Tây Bắc,Tây Nguyên, Miền Trung, Tây Nam…, hỗ trợ các địa phương nghèo trong cả nước.

Thứ năm, các tập đoàn kinh tế nhà nước là những đơn vị thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những dự án lớn hoặc hiệu

124

quả về kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính trị và hiệu quả về xã hội lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không làm hoặc không đủ khả năng làm, đặc biệt những dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế vùng miền theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quảng Ngãi, Cụm khí điện đạm Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cụm khí điện đạm Cà Mau (Cà Mau); Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư thủy điện Sơn La (Lai Châu), đầu tư phát triển mạng lưới điện ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi khó khăn; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội phát triển hệ thống thông tin liên lạc về vùng sâu, vùng xa, hải đảo…

2.3.2.2 Những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

Tuy đã đạt được những thành tựu như phần trên đã phân tích, trong quá trình thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế, hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước đã thể hiện những mặt tồn tại cần khắc phục như sau:

Một là, trong thời gian qua hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa tận dụng được các cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại để thâm nhập mạnh mẽ và có hiệu quả thực sự vào thị trường quốc tế; chưa phát huy được lợi thế nhờ quy mô lớn tạo ra như kỳ vọng khi hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước của Đảng và Nhà nước; tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước và so với tiềm năng hiện có; chưa trở thành các doanh nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế cao. Đây được đánh giá là tồn tại cơ bản cần phải xem xét một cách thấu đáo khi tiến hành tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian tới. Nếu không thực hiện được nâng cao sức mạnh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là trên thị trường khu vực và thế giới thì mục tiêu thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ không thực hiện được, xem như mô hình

125

tập đoàn kinh tế nhà nước bị phá sản. Bởi vì, như đã phân tích ở chương 1, việc hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh là quá trình tự nhiên dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường. Vả lại, dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trong cạnh tranh phải đủ mạnh về vốn, về công nghệ, về năng lực quản trị, về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, về tiếp cận thị trường…Trong thực tế, khi xem xét kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước qua những năm thí điểm vừa qua, các mục tiêu này chưa đạt được.

Hai là, quan hệ quản lý của Chính phủ đối với các tập đoàn vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Cần xem xét lại việc Chính phủ trực tiếp quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như hiện nay. Hiện nay, việc

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 130 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)