Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 144 - 150)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Trong quá trình thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đã gặp phải những hạn chế, tồn tại như đã phân tích ở trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Những nguyên nhân khách quan:Mô hình tập đoàn kinh tế bị ảnh hưởng bởi quy luật tính phi kinh tế do quy mô. Nghĩa là, quy mô tập trung

vốn và sản xuất càng lớn thì sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế càng giảm sút do các nguyên nhân như: Chi phí về quản lý gia tăng do phải chi trả lương nhiều hơn cho bộ máy quản lý quá lớn; chi phí cho ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới ngày càng đắt đỏ; quy mô quá lớn vượt tầm quản lý của các nhà quản lý nên dẫn đến quản lý chất lượng sản phẩm khó khăn và dễ dẫn đến các sai sót trong sản xuất; quy mô lớn sẽ khó xoay chuyển tình thế trong trường hợp thị trường thay đổi và có biến động lớn.

133

Trong thời gian qua, các tập đoàn kinh tế nhà nước có hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao như mong muốn còn do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới, khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2008). Cuộc khủng hoảng này đã làm các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường khu vực và thế giới bị thu hẹp, chi phí sản xuất gia tăng do giá cả máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới tăng cao.

Các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động trong môi trường sản xuất kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn do nền kinh tế Việt Nam có cơ sở vật chất còn yếu kém, lạc hậu và thiếu thốn; quy mô thị trường nhỏ bé, phân tán; sức mua thị trường yếu do thu nhập quốc dân thấp và bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên càng giảm sút.

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ chế kinh tế thị trường chưa hoạt động đầy đủ nên các quy luật kinh tế thị trường cũng chưa có điều kiện để hoạt động và phát huy tác dụng của chúng một cách đầy đủ. Chẳng hạn, thị trường tài chính chưa phát triển nên việc tập trung vốn và sản xuất thông qua thị trường tài chính, với thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ yếu, của các công ty để có thể hình thành nên các tập đoàn kinh tế theo đúng quy luật khách quan thông qua hoạt động thôn tính, sáp nhập gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã phải được thành lập theo ý chí chủ quan mà không theo quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời, thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn, làm hạn chế việc huy động vốn từ xã hội cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước.

134

- Về những nguyên nhân chủ quan: Các tập đoàn kinh tế nhà nước đều được thành lập theo ý chí chủ quan của Chính phủ, thông qua các quyết định hành chính của Chính phủ mà chưa chú trọng đến các nhân tố nội tại của các tổng công ty. Đến nay, chưa có một tập đoàn kinh tế nhà nước nào được hình thành trên cơ sở các doanh nghiệp tự tích lũy, tích tụ và tập trung vốn và sản xuất thông qua biện pháp mua, bán cổ phần, sáp nhập, liên kết tự nguyện, bền chặt để trở thành tập đoàn kinh tế. Việc thành lập đoàn kinh tế nhà nước bằng các quyết định sáp nhập hành chính có tính chất ép buột dẫn đến các doanh nghiệp “cũ” cùng ngành hoạt động trong tập đoàn kinh tế “mới”một cách rời rạc và độc lập dẫn đến việc thực hiện quản lý không đúng với thực chất của mô hình công ty mẹ - công ty con.

Trong thời gian qua, cơ cấu tổ chức các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa được chú trọng hoàn thiện theo đúng mô hình của tập đoàn kinh tế. Các cơ quan quản lý chỉ chú trọng đến việc phê chuẩn đề án thành lập tập đoàn, không chú trọng đến đề án chuyển đổi từ mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế nên các tập đoàn sau khi được thành lập gặp khó khăn, lúng túng trong việc sắp xếp, sáp nhập, ghép nối các doanh nghiệp thành viên để hình thành công ty mẹ và chuyển các doanh nghiệp thành các công ty con, công ty liên kết cũng như khó khăn trong việc phân định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau….

Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay được quản lý bởi nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước như: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan…điều này phản ánh sự lúng túng trong xác định đầu mối quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, dẫn đến tình trạng không xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước, thể hiện “tính vô chủ” và dễ đùn đẩy trách nhiệm khi có

135

hiện tượng gây thất thoát, lãng phí vốn nhà nước tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước (Vinashin, EVN, PVN, TKV…), đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sai phạm trong quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay.

Việc đa dạng hóa sở hữu trong các tập đoàn kinh tế là một trong những nhân tố giúp các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt được những thành tựu nhất định, nhưng trong thời gian qua, tiến trình cổ phần hóa tại các tập đoàn kinh tế nhà nước diễn ra quá chậm chạp, có lúc gần như đình trệ. Việc cổ phần hóa mới chỉ dừng ở góc độ các công ty con, công ty liên kết, các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước còn nhiều hạn chế cả về việc huy động vốn cho đến sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Một nguyên nhân dẫn đến hạn chế của các tập đoàn là tâm lý quá coi trọng tiêu chí quy mô khi thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước từ đó xem nhẹ các tiêu chí về hiệu quả. Từ tâm lý này nên đã khuyến khích các tổng công ty sáp nhập một cách cơ học để hình thành nên các tập đoàn kinh tế quy mô lớn. Việc chú trọng đến quy mô lớn cũng dẫn đến việc các tập đoàn kinh tế nhà nước đẩy mạnh đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác không phải là lĩnh vực kinh doanh chính để trở thành các tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển tập đoàn theo chiều rộng và quy mô lớn mà ít quan tâm đến đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý tập đoàn.

Việc xác định mục tiêu hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng chưa rõ ràng. Một mặt, khẳng định các tập đoàn kinh tế nhà nước phải hoạt động có hiệu quả về mặt tài chính, nghĩa là phải bảo toàn vốn và có lợi nhuận cao, mặt khác lại yêu cầu các tập đoàn kinh tế phải thực hiện nhiệm vụ

136

chính trị - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, phục các yêu cầu an sinh xã hội…Điều này dẫn đến việc đầu tư của các tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng và kém hiệu quả. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa có bộ tiêu chí rõ ràng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hoạt động của các tập đoàn kinh tế là việc tuyển chọn, bổ nhiệm bộ máy nhân sự quản lý ở một số tập đoàn còn chưa đặc biệt chú trọng đến phẩm chất, đạo đức kinh doanh, năng lực, tài năng quản lý kinh doanh, am hiểu thị trường các ngành hàng kinh doanh. Trong thực tế, vẫn còn việc tuyển chọn, bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước dựa trên các mối quan hệ “thân hữu”, dựa trên “lợi ích nhóm”. Vì vậy, năng lực thực sự của ban quản lý các tập đoàn còn nhiều yếu kém nên đã dẫn đến hiệu quả hoạt động của các tập đoàn chưa cao, thậm chí, một số tập đoàn còn bị thua lỗ, mất vốn nhà nước.

137

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước được khởi động từ năm 2005, trên cơ sở sắp xếp lại các Tổng công ty 90, 91. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành chủ yếu từ các quyết định hành chính của Chính phủ thông qua các Nghị định của Chính phủ về thành lập thí điểm các tập đoàn: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã đạt được một số thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trở thành nguồn thu ngân sách nhà nước quan trọng, công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước, thực hiện vai trò chủ đạo và điều tiết ổn định kinh tế vĩ mô, phát huy một bước tính kinh tế nhờ quy mô, tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đã gặp nhiều hạn chế trong hoạt động, cần phải tiến hành tái cấu trúc trong thời gian tới để phát huy tốt hơn vai trò “đầu tàu”, “những quả đấm thép” trong thực hiện cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài trên thị trường trong và ngoài nước.

Kết quả hoạt sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước có xu hướng tăng lên qua các năm. Doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của một số tập đoàn tương đối cao. Thế nhưng, tỷ suất lợi nhuận của các tập đoàn trên tổng vốn sở hữu giảm dần, hiệu quả kinh tế - tài chính của các tập đoàn ngày càng không tương xứng so với vốn đầu tư mà nhà nước đã bỏ ra. Tình trạng đầu tư ngoài ngành tràn lan đã dẫn đến thua lỗ, thiếu vốn cho đầu tư vào ngành kinh doanh chính.

138

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)