Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 115 - 125)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

2.3.1.1. Những mặt đạt được

Xem xét mức độ độc quyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước có thể ở các góc độ như mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tập đoàn kinh tế nhà nước cung cấp hoặc nguồn nguyên, nhiên, vật liệu mà các tập đoàn kinh tế nhà nước tiêu thụ…chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành mà các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia. Hiện nay, cả nước có 9 tập đoàn kinh tế nhà nước là: Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa Chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Viễn Thông Quân đội. Chín tập đoàn kinh tế nhà nước này đều chiếm tỷ trọng cao về sản lượng, về thị trường tiêu thụ trong ngành kinh tế mình hoạt động.

Trong ngành viễn thông hiện có hai tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động là Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam và Tập đoàn Viễn Thông Quân đội thì hai tập đoàn này chiếm gần như tuyệt đối thị phần của ngành viễn thông và bưu chính Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực mạng điện thoại di động thì gần như ba mạng điện thoại gồm: Mobiphone, Vinaphone của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và mạng di động Viettel thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường mạng điện thoại di động tại Việt Nam, vì vậy, các mạng điện thoại di động mới thâm nhập thị trường Việt Nam của các công ty khác trong và ngoài nước đều gặp khó

104

khăn, thậm chí phải rút lui như trường hợp mạng Beeline của một công ty đến từ Nga.

Hiện tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có thị phần các dịch vụ chủ yếu lớn nhất, với thị phần điện thoại di động tính theo lưu lượng là 58,58%, Internet băng thông rộng là 71,32%, điện thoại cố định chiếm 77,66%. Nếu xem xét trong giai đoạn 2006 - 2010, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong các lĩnh vực dịch vụ viễn thông như; Điện thoại cố định chiếm 93% thị phần, điện thoại di động chiếm 60% thị phần, Internet băng thông rộng chiếm 75% thị phần và bưu chính chiếm 100% thị phần. [53, tr. 205]

Trong ngành Dầu Khí Việt Nam thì Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) hiện nay đang giữ vị trí độc quyền trong thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí cũng như việc xuất khẩu dầu, khí ra thị trường nước ngoài đều thuộc các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện. Trong lĩnh vực sản xuất phân bón thì các công ty con của PVN như Tổng Công ty Đạm Phú Mỹ, Tổng Công ty Đạm Cà Mau đã chiếm đến gần 70% thị phần phân đạm của Việt Nam.

Trong lĩnh vực điện năng thì hiện nay ở phần thị trường phát điện Nhà nước đã bắt đầu tiến hành quy trình xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh với sự tham gia của nhiều nhà máy điện do các công ty thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, tuy nhiên, phần lớn sản lượng điện vẫn thuộc các nhà máy do 3 tập đoàn kinh tế nhà nước trong ngành năng lượng cung cấp là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý, đồng thời hệ thống truyền tải điện quốc gia vẫn thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên hiện nay nguồn điền cung cấp cho nền kinh tế đều do 3 tập đoàn này quyết định và việc bán lẻ điện đến người tiêu dùng vẫn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm trách. Vì vậy, có thể nói Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập

105

đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện nay vẫn là các nhà độc quyền nhómtrong lĩnh vực sản xuất và cung cấp điện năng trên thị trường điện Việt Nam. Điều đó thể hiện qua việc quyết định giá bán điện hiện nay đã được Chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực quyết định khi giá thành điện dao động ở mức 5%, nếu vượt mức đó thì phải trình Chính phủ quyết định. Hành vi “độc quyền nhóm” có thể được thực hiện khi ba tập đoàn này hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh điện và quyết định giá bán điện cho người dân.

Trong ngành trồng trọt và chế biến cao su thiên nhiên thì Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện đang giữ vị thế chủ yếu trong trồng trọt và sơ chế mủ cao su tự nhiên. Tổng diện tích trồng cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đến nay khoảng 350.000 ha trên tổng diện tích cao su cả nước là 910.500 ha, chiếm 38, 44% với tổng sản lượng năm 2012 là 300.000 tấn trên tổng sản lượng mủ cao su thiên nhiên cả nước là 900.000 tấn chiếm 33% tổng sản lượng cả nước. Như vậy, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam không giữ vị thế độc quyền hoàn toàn về trồng trọt và sơ chế mủ cao su thiên nhiên, tuy nhiên, Tập đoàn đang giữ vị thế dẫn đầu trong ngành này, nên vẫn chi phối được giá mủ cao su thiên nhiên trên thị trường Việt Nam hiện nay. Các thành phần kinh tế khác dựa vào bảng giá của Tập đoàn để điều chỉnh giá bán của mình sao cho có lợi nhất. Ngoài ra, phần lớn các nhà máy sơ chế mủ cao su có chất lượng tốt hiện nay ở Việt Nam đều thuộc các công ty con thành viên của Tập đoàn (chiếm khoảng 30% công suất toàn ngành), đó cũng thể hiện vị trí dẫn đầu của Tập đoàn trên thị trường mủ cao su sơ chế của Việt Nam. Riêng trên thị trường chế biến sâu mủ cao su thì vị trí dẫn đầu thuộc về Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang giữ vị thế độc quyền trong thăm dò, khai thác và xuất khẩu than cũng như một số loại khoáng sản khác như bô - xít, sắt,…Đây là vị thế độc quyền tự nhiên, do quy

106

định của luật pháp Việt Nam là đất đai, khoáng sản đều thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân quản lý, mà Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước nên tất yếu được Nhà nước giao quyền quản lý và khai thác các loại tài nguyên khoáng sản của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, để phát triển thị trường cạnh tranh, Nhà nước đã bắt đầu cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia vào thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản, để tận dụng năng lực của tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển đất nước. Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam vẫn đang chiếm thị phần rất cao, nhất là trong khai thác và xuất khẩu than đá.

Đối với lĩnh vực dệt may, hiện nay thị trường cạnh tranh đã phát triển mạnh, rất nhiều doanh nghiệp dệt may thuộc các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với doanh thu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong năm 2010 đạt 30.392 tỷ đồng trong khi kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2010 đạt 30.000 tỷ đồng thì gần như phần lớn kim ngạch xuất khẩu đều do các công ty thành viên của Tập đoàn thực hiện.

Khi chủ trương thành lập thí điểm các tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở sáp nhập các tổng công ty nhà nước 90, 91, Đảng và nhà nước mong muốn có được những tập đoàn kinh tế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế nhà nước trở giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Đảng và nhà nước luôn khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vai trò chủ đạo là dẫn dắt, điều tiết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

107

Với vị trí, vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng đã được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau như vừa hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô. Xét về hiệu quả kinh tế - xã hội thì các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước đã đạt được những mặt tích cực nhất định, cụ thể như sau:

- Về đóng góp cho tăng trưởng GDP: Doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng đã tham gia đóng góp khá lớn cho tăng trưởng GDP nước ta trong thời gian qua. Qua số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước khoảng 1/3 trong GDP/năm. Nếu so với các thành phần kinh tế khác như kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ trọng đóng góp vào GDP của doanh nghiệp nhà nước là hơn hẳn, mặc dù, mức độ đóng góp của nó vào GDP có giảm dần qua các năm gần đây.

Bảng 2.13: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2005 - 2011

Đơn vị tính: % 2005 2008 2009 2010 2011 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nước 38,4 35,54 35,14 33,74 33,03 Kinh tế ngoài nhà nước 45,61 46,03 46,53 47,54 48,00 -Kinh tế tập thể 6,81 5,66 5,45 5,35 5,22 -Kinh tế tư nhân 8,89 10,50 11,02 11,33 11,57 -Kinh tế cá thể 29,91 29,87 30,06 30,86 31,21

Kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài 15,99 18,43 18,33 18,72 18,97

108

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2005 - 2011

- Về đóng góp vào thu ngân sách nhà nước: Như ở phần trên đã phân tích từ các số liệu báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho thấy thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy, thu từ doanh nghiệp nhà nước, trong đó, chủ yếu thu từ các tập đoàn kinh tế nhà nước, là nguồn thu tài chính lớn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, là nguồn lực tài chính chủ yếu và cực kỳ quan trọng để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển đất nước và thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô, điều tiết nền kinh tế theo các mục tiêu đã định của Nhà nước.

- Về vốn đầu tư phát triển: Các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã tích cực đầu tư vốn cho phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần làm gia tăng tổng đầu tư xã hội, góp phần cho tổng cầu đầu tư của nền kinh tế gia tăng, góp phần thúc đẩy GDP tăng trưởng trong thời gian qua. Nhà nước thực hiện đầu tư công qua ngân sách nhà nước, tuy nhiên, Nhà nước còn thông qua các doanh nghiệp nhà nước như các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước để thực hiện chính sách đầu tư của Nhà nước, thông qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng. Qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, nguồn vốn đầu tư từ phía doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn, tuy tỷ trọng đầu tư của khu vực này có giảm trong những năm gần đây do vốn đầu tư của

38.4 35.54 35.14 33.74 33.03 45.61 46.03 46.53 47.54 48 15.99 18.43 18.33 18.72 18.97 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2008 2009 2010 2011

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế nhà nước

109

các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có gia tăng tỷ trọng so với trước. Nếu tỷ trọng vốn đầu tư năm 2000 của khu vực kinh tế nhà nước chiếm đến 59,1% trong tổng đầu tư xã hội, thì đến năm 2011 tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế này đã giảm xuống còn 38,9% tổng đầu tư xã hội. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng từ chỗ chỉ chiếm 22,9% vào năm 2000 đã lên 35,2% vào năm 2011. Cũng giống như khu vực kinh tế ngoài nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư chỉ chiếm 18% vào năm 2000 thì đến năm 2011 đã tăng lên 25,9%.

Nếu xét chỉ trong cơ cấu vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước thì vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước như các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối cao khoảng 14,5% - 31,4% tùy theo năm. Trong thời gian từ 2000 - 2011, năm 2006 là năm tỷ trọng của vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước tăng cao lên đến 31,4% trong tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước, còn năm 2011 là năm vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thấp nhất với tỷ trọng là 14,5% trên tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước.

Bảng 2.14: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị tính: %

Kinh tế

nhà nước ngoài nhà nước Kinhtế đầu tư nước ngoài Kinh tế có vốn

Năm 2000 100 59,1 22,9 18,0 Năm 2001 100 59,8 22,6 17,6 Năm 2002 100 57,3 25,3 17,4 Năm 2003 100 52,9 31,1 16,0 Năm 2004 100 48,1 37,7 14,2 Năm 2005 100 47,1 38,0 14,9 Năm 2006 100 45,7 38,1 16,2 Năm 2007 100 37,2 38,8 24,3 Năm 2008 100 33,9 35,2 30,9 Năm 2009 100 40,5 33,9 25,6 Năm 2010 100 38,1 36,1 25,8 Năm 2011 100 38,9 35,2 25,9

110

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2011

Bảng 2.15: Cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị tính: % Vốn ngân sách Nhà nước Vốn vay Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Năm 2000 100 43,6 31,1 25,3 Năm 2001 100 44,7 28,2 27,1 Năm 2002 100 42,8 30,4 25,8 Năm 2003 100 45,0 30,8 24,2 Năm 2004 100 49,5 25,5 25,0 Năm 2005 100 54,4 22,3 23,3 Năm 2006 100 54,1 14,5 31,4 Năm 2007 100 54,2 15,4 30,4 Năm 2008 100 61,8 13,5 24,7 Năm 2009 100 64,3 14,1 21,6 Năm 2010 100 44,8 36,6 18,6 Năm 2011 100 52,1 33,4 14,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng Cục Thống kê Việt Nam, tr.161.

59.1 59.8 57.3 52.9 48.1 47.1 45.7 37.2 33.9 40.5 38.1 38.9 22.9 22.6 25.3 31.1 37.7 38 38.1 38.8 35.2 33.9 36.1 35.2 18 17.6 17.4 16 14.2 14.9 16.2 24.3 30.9 25.6 25.8 25.9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

111

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2011

- Đi đầu trong ứng dụng khoa học - công nghệ mới: Trong thời gian qua, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã đi đầu trong nghiên cứu, triển khai và ứng dụng những tiến bô khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chí phí và làm gương cho doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác. Nhiều tập đoàn đã thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học - công nghệ như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đòan Viễn thông quân đội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam….

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 115 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)