Xây dựng và phát triển các tập đoànkinh tế nhà nước một cách có trọng

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 155 - 158)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

3.2.1.1. Xây dựng và phát triển các tập đoànkinh tế nhà nước một cách có trọng

cách có trọng điểm và có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam

144

Như các phần trên đã phân tích, tập đoàn kinh tế có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế đất nước, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước không phải là phong trào, làm ồ ạt, mọi ngành, mọi địa phương mà phải dựa trên điều kiện cụ thể của Việt Nam, của từng ngành, từng địa phương, phải xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội cụ thể.

Cơ sở để đưa ra quan điểm trên dựa vào phân tích những yếu tố chủ yếu sau: 1) Nước ta chưa có kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế như ở các nước phát triển. Thiếu kinh nghiệm ở cả tầm quản lý vĩ mô lẫn vi mô. Ở góc độ vĩ mô, cơ chế chính sách quản lý kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện, khi có sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế nhà nước đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho tập đoàn kinh tế nhà nước, do đó cần phải có sự chọn lọc trong phát triển các tập đoàn kinh tế, lấy một số mô hình thí điểm để từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm mới nhân rộng thêm một cách vững chắc. Ở góc độ vi mô, các tổng công ty chưa được tích lũy kinh nghiệm về quá trình “tập đoàn hóa” trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Cơ chế quản lý, giám sát tài chính ở các tổng công ty và nguồn nhân lực quản lý điều hành ở các tổng công ty còn thiếu và yếu so với các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 2) Sự phát triển các tập đoàn đòi hỏi phải có một quá trình tích tụ và tập trung vốn lớn để hình thành những tổ hợp có quy mô lớn về vốn. Trong khi các tập đoàn ở nước ta chủ yếu là tập đoàn kinh tế nhà nước, dựa trên sự sáp nhập, cơ cấu lại các tổng công ty nhà nước với nguồn vốn quan trọng là từ ngân sách Nhà nước, mà ngân sách Nhà nước thì có hạn, không thể tập trung vốn cho các tập đoàn kinh tế, do đó cần phải chọn lọc một vài tổng công ty để đầu tư vốn trong điều kiện nguồn vốn có giới hạn là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn.

145

3.2.1.2 Sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước phải phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Việt Nam đang tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở quá trình đổi mới này, các tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành phải vừa hoạt động tuân thủ theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, nghĩa là phải theo những tín hiệu của thị trường để điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phải đứng vững trong cạnh tranh bằng nội lực của chính mình. Đồng thời, các tập đoàn kinh tế nhà nước lại thuộc thành phần kinh tế nhà nước, là công cụ chủ lực để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa của mình, là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, giữ vững những cân đối lớn trong nền kinh tế, vì vậy, các tập đoàn kinh tế nhà nước không thể đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà còn phải hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phục vụ cho nhu cầu quốc kế dân sinh và định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.2.1.3 Trong quá trình xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, cấu trúc sở hữu có thể chuyển từ đơn sở hữu sang đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò then chốt

Các tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển theo hướng từ cấu trúc đơn sở hữu đến cấu trúc đa sở hữu, tất nhiên, đối với những tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế huyết mạch như năng lượng, truyền thông...thì sở hữu Nhà nước vẫn giữ vị trí chi phối và có vai trò quyết định. Quan hệ tài chính trong các tập đoàn đa sở hữu giữa các công ty mẹ và công ty con, giữa các công ty con với nhau có xu hướng thông qua quan hệ về vốn, về đầu tư và tái đầu tư, về hình thành, phân phối và sử dụng

146

các quỹ trong tập đoàn. Với quan hệ đa sở hữu các tập đoàn có thể huy động vốn thông qua các công cụ tài chính, đặc biệt là cổ phiếu, một số doanh nghiệp của tập đoàn có thể cổ phần hóa, đồng thời quá trình thôn tính, sát nhập sẽ được thực hiện trong quá trình hoạt động của các tập đoàn.

Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhất là các tập đoàn lớn có vị trí đặc biệt. Vị trí, vai trò của Nhà nước thể hiện ở chỗ ưu đãi về cơ chế chính sách, nhất là chính sách thuế, hỗ trợ có chọn lọc, nhất là hỗ trợ về mặt tài chính, lãi suất, đất đai trong việc hình thành và phát triển các tập đoàn.

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 155 - 158)