Đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 113 - 115)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

2.2.3.3Đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế nhà nước

Trong thời gian 2007 -2008 tình hình đầu tư ngoài ngành chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước tăng vọt xuất phát từ tình hình tăng trưởng nóng của các thị trường như: Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ - ngân hàng mang đến lợi nhuận rất cao cho các thành viên tham gia. Chính vì vậy, để gia tăng lợi nhuận, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước đã quyết định đầu tư ồ ạt vào những ngành mà mình không có thế mạnh và đầy rủi ro đó, trong khi lại thiếu vốn cho đầu tư vào ngành chính.

Trước tình hình đầu tư ngoài ngành tràn lan của các tập đoàn kinh tế nhà nước, để quản lý lại tình hình đầu tư ngoài ngành, Chính phủ đã có Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, ban hành ngày 05-02-2009 quy định các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không được đầu tư quá 30% tổng nguồn vốn cho các ngành nghề không phải là ngành nghề chính của mình, đặc biệt là đối với các lĩnh vực nhiều rủi ro như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Tuân thủ theo quy định này, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã xây dựng kế hoạch thoái vốn tại các ngành nghề phụ để tập trung vốn vào các ngành nghề chính của mình. Tuy nhiên, đến nay việc thoái vốn ngoài ngành vẫn diễn ra chậm và khó khăn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn và các thị trường tài chính, chứng khoán và bất động sản bị đóng băng. Đến nay, tình hình đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, chủ yếu là đầu tư vào những ngành nghề nhiều rủi ro, có thể khái quát như sau:

- Lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Theo số liệu của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương đến ngày 25-7-2011 đã có 8 tập đoàn kinh tế nhà nước với ngành nghề không phải là tài chính - ngân hàng (ngoại trừ tập đoàn Bảo Việt) đã đầu tư vào lĩnh vực này, đó là các tập đoàn:Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông

102

Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (hiện nay tập đoàn này đã chuyển trở lại thành tổng công ty). Tổng vốn đầu tư của các tập đoàn trên vào lĩnh vực này là trên 3.657 tỷ đồng, trong đó có 5 tập đoàn báo cáo có hiệu quả là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

- Lĩnh vực chứng khoán: Các tập đoàn kinh tế nhà nước không có ngành kinh doanh chính là đầu tư chứng khoán đã đầu tư vào lĩnh vực này

bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 120,829 tỷ đồng.

- Lĩnh vực bảo hiểm: Các tập đoàn kinh tế nhà nước có đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm là: Tập đoàn Điện lực Việt Namvới tổng vốn đầu tư là 125,3 tỷ đổng; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là 109,4 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là 8,2 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là 16,4 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam là 13,9 tỷ đồng.

- Lĩnh vực bất động sản: Các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào lĩnh vực bất động sản là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam , Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Bưu Chính - Viễn thông Việt Nam , Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam , Tập đoàn Điện lực Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 2.218,3 tỷ đồng. [53, tr.225-230]]

103

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 113 - 115)