Những thách thức đối vớicác tập đoànkinh tế nhà nước trong hội nhập

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 152 - 155)

2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế

3.1.2. Những thách thức đối vớicác tập đoànkinh tế nhà nước trong hội nhập

trong hội nhập quốc tế

Bên cạnh những cơ hội khi hội nhập quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đối diện với những thách thức không nhỏ như sau:

Thứ nhất, hội nhập buộc nền kinh tế nước ta phải phát triển theo hướng mở cửa nên tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới hoạt động, đổi mới chiến lược sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều này lại trở thành thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn của Việt Nam, bởi vì các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa chủ động hội nhập, vẫn còn ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, nên chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa hướng vào nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước, vì vậy, dễ bị các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia lấn át, chèn ép và thôn tính.

141

Thứ hai, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, nhất là các sản phẩm thuộc công nghiệp chế tạo chính xác, công nghệ cao. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thế mạnh trong sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản, công nghiệp gia công hàng may mặc, da giầy và chủ yếu ở dạng chế biến thô nên giá trị gia tăng thấp. Khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực có cùng loại sản phẩm hàng hóa Việt Nam như các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...là một thách thức rất lớn khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Thứ ba, quy mô vốn và quy mô sản xuất nhỏ bé, kinh nghiệm thâm nhập thị trường yếu kém, các mô hình tổ chức doanh nghiệp còn lạc hậu là những thách thức không nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập quốc tế. Các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, dù là tập đoàn kinh tế nhà nước hay tư nhân cũng có quá trình hình thành và phát triển ngắn ngủi, chưa đủ bản lĩnh, thực lực để thâm nhập một cách vững chắc vào thị trường khu vực và thế giới. Đồng thời, khi hội nhập ngày càng sâu rộng thì tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xuất hiện thường xuyên, liên tục trong khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây đến các doanh nghiệp trong nước càng mạnh mẽ hơn, đã góp phần làm cho các tập đoàn, doanh nghiệp non trẻ của Việt Nam càng suy yếu đi rất nhiều, khả năng cạnh tranh càng giảm sút mạnh mẽ.

Thứ tư, mặc dù dưới tác động của hội nhập, môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được củng cố và thông thoáng, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn chưa ổn định, còn lạc lậu và thiếu nhất quán đã gây khó khăn, cản trở rất nhiều cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước. Một thách thức không nhỏ cho các

142

doanh nghiệp khi hội nhập là tiếp cận đến hệ thống luật pháp quốc tế. Các văn bản pháp lý quy định trong thương mại và đầu tư quốc tế rất nhiều và phức tạp làm cho việc thực thi chúng cũng rất phức tạp. Để tránh rắc rối, đôi khi cả thiệt hại vật chất do tranh chấp và kiện tụng, các chủ thể tham gia buộc phải nắm vững những quy định liên quan đến lĩnh vực của mình. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng còn ít am hiểu về các quy định và phương thức hành xử trong quan hệ kinh tế quốc tế. Các vụ tranh chấp không đáng có về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã chứng minh rằng, nếu không am hiểu các luật lệ của các tổ chức quốc tế, nhất là của WTO thì có thể gặp rủi ro rất lớn. Điều này đòi hỏi các chủ thể kinh tế Việt Nam cần chuẩn bị điều kiện, nguồn lực cho việc giải quyết các vấn đề rắc rối trong tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế có thể xảy ra không biết lúc nào. Ngoài ra, trước tác động của mở cửa các vấn đề quản lý xã hội sẽ khó khăn hơn như thiết lập hệ thống an ninh xã hội trong điều kiện nhiều rủi ro hơn, giữ gìn trật tự trị an ninh trong môi trường phức tạp khó kiểm soát hơn, áp lực của giới kinh doanh đòi hỏi chế độ quản lý minh bạch và dễ tiếp cận hơn, các cấp chính quyền phải thay thế các biện pháp quản lý trực tiếp bằng các biện pháp quản lý gián tiếp nhiều hơn….

Thứ năm, tiến bộ khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng những tiến bộ đó của các doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh của Việt Nam có giới hạn trở thành một thách thức vô cùng lớn hiện nay. Việc hạn chế ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại của doanh nghiệp Việt Nam có nguyên do ở chỗ: Vốn doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé nên việc đầu tư cho đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp bị hạn chế; Trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể vận hành, sử dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Tình trạng doanh nghiệp Việt Nam, kể

143

cả các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn như PVN, EVN ... nhập khẩu những trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ không đồng bộ, thậm chí lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới là phổ biến, do đó, Việt Nam rất dễ trở thành bãi rác công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới khi hội nhập.

Thứ sáu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp từ phía Nhà nước cho đến doanh nghiệp. Năng lực cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập là một cản trở lớn cho tiến trình hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tình trạng cán bộ quản lý thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và nhất là còn mang nặng tư duy bao cấp nặng nề còn khá nhiều trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý chính quyền các cấp, nhất là trong các tập đòan kinh tế, doanh nghiệp nhà nước. Việc nâng cao năng lực quản lý, quản trị của đội ngũ cán bộ quản lý là yêu cầu cấp bách để đẩy mạnh tiến trình hội nhập. Bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị phải kể đến đội ngũ công nhân lành nghề, nhân viên chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hoặc hiện tượng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu” của đội ngũ nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập.

3.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 152 - 155)