2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế
3.1.1. Những cơ hội phát triển tập đoànkinh tế nhà nước trong hội nhập quốc
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên để khai thác tối đa lợi thế so sánh, nhằm giảm thiểu các bất lợi, cần thiết phải xem xét những cơ hội và thách thức mang đến do tác động của hội nhập quốc tế choquá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước.
3.1.1 Những cơ hội phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong hội nhập quốc tế nhập quốc tế
Một là, hội nhập buộc nền kinh tế nước ta phải phát triển theo hướng mở
cửa nên tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới hoạt động, đổi mới chiến lược sản xuất kinh doanh. Trước đây, khi chưa hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu sức ép cạnh tranh bởi các doanh nghiệp nước ngoài, bởi còn được sự bảo hộ của Nhà nước, nên chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu hướng vào thị trường nội địa dễ tính, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, còn được sự đầu tư, bảo trợ của ngân sách nhà nước nên không chú trọng đến tìm kiếm thị trường. Khi hội nhập quốc tế, phải tuân thủ các cam kết hội nhập, mở cửa thị trường trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước phải chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài nên phải cải tiến trong chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường. Muốn đứng vững trong kinh doanh các doanh nghiệp phải tích lũy, đầu tư và phải liên kết, liên doanh, sáp nhập thành những doanh nghiệp lớn hơn, với thị phần nhiều hơn mới có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong và ngoài nước.
139
Hai là, hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Cơ hội này thể hiện ở chỗ các tổ chức thương mại trong khu vực cũng như thế giới đều có mục tiêu chung là xóa bỏ mọi rào cản đối với quá trình giao thương nên khi tham gia các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội mở rộng thị trường do được hưởng các nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ kinh tế và lợi ích của việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước còn được hưởng lợi thông qua những ưu đãi và miễn trừ riêng cho các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển (chẳng hạn như Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập - GSP).
Ba là, hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước
đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp, trong đó xu hướng hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh (kể cả tập đoàn kinh tế nhà nước và tập đoàn kinh tế tư nhân) trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, của những thành tựu trong khoa học quản lý hiện đại khi các doanh nghiệp trong nước liên kết liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, khi thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ buộc Nhà nước ta phải tuân thủ
thực hiện các cam kết khi tham gia vào các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế, nhờ đó giúp cho môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước có được môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng dưới sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật tích lũy và tập trung tư bản.... Dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, các tập đoàn kinh tế trong nước cũng có điều kiện hình thành và phát triển.
140
Năm là, hội nhập kinh tế quốc tế cho phép các doanh nghiệp trong
nước, nhất là các tập đoàn kinh tế tận dụng được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhất là của các đối tác nước ngoài khi họ tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là động lực rất lớn thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm, giảm chí phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sáu là, khi hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các tập đoàn kinh tế sẽ có cơ hội tham gia phân công lao động quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng trên thị trường quốc tế, nghĩa là làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trở thành một bộ phận sản xuất, cung ứng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên thị trường thế giới.