2 3 Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoànkinh tế
2.3.3.1 Những nguyên nhân của thành tựu
Khi thực hiện mô hình tập đoàn kinh tế đã đạt được những thành tựu nhất định như đã phân tích ở trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Về khách quan: Mô hình tập đoàn kinh tế đã phát huy được ưu điểm của quy luật tính kinh tế nhờ quy mô. Nghĩa là, nhờ tích tụ, tập trung vốn và sản xuất quy mô lớn nên thực hiện được các dự án sản xuất kinh doanh đòi hỏi nhiều vốn, lao động và đòi hỏi trình độ khoa học - công nghệ cao. Các tập đoàn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã phát huy tốt ưu thế này để thực hiện các công trình quy mô khổng lồ, tầm cở quốc gia và quốc tế như: Thăm dò, khai thác và chế biến dầu, khí; Xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hệ thống truyền tải điện quốc gia quy mô lớn; Xây dựng hệ thống viễn thông quốc tế qua việc phóng các vệ tinh Vinasat 1, 2….Quy mô vốn lớn cũng giúp các tập đoàn kinh tế nâng cao sức
131
mạnh trong sản xuất - kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế theo hình thức công ty mẹ - công ty con cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư vốn sử dụng của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết. Trong mô hình tổng công ty trước đây các công ty mẹ chỉ đóng vai trò của văn phòng quản lý hành chính đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con hơn là đơn vị quản lý vốn sản xuất - kinh doanh. Với mô hình tập đoàn kinh tế công ty mẹ là nhà đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết nên sẽ quản lý vốn đầu tư sao cho hiệu quả, đồng thời các công ty con, công ty liên kết được chủ động tổ chức sản xuất - kinh doanh mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống quản lý theo kiểu hành chính như trong mô hình tổng công ty.
- Về chủ quan: Trong thời gian thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, các tập đoàn có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt đều xuất phát từ vai trò của người lãnh đạo tập đoàn. Các nhà quản lý tập đoàn có năng lực quản lý tốt, giỏi về chuyên môn, sáng tạo, nhạy bén, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực đều đưa tập đoàn mình phát triển tốt.
Các tập đoàn có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt còn là những tập đoàn có các công ty con đã được cổ phần hóa. Thông qua cổ phần hóa giúp các công ty con của tập đoàn huy động thêm vốn của xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời các nhà đầu tư cũng tham gia vào quản lý các công ty nên cũng mang lại phương thức quản trị công ty theo hướng năng động hơn, hiệu quả hơn và từng bước hội nhập quốc tế. Hầu hết các công ty con của các tập đoàn kinh tế nhà nước sau cổ phần hóa đều có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn: Tăng trưởng ổn định về
132
doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường, bảo toàn và phát triển vốn, thu hút thêm lao động, cổ tức đạt cao.
Việc cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức công ty mẹ, công ty con 100% vốn nhà nước theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã giúp nâng cao tính tư chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng quyết định các thành tựu của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian qua là sự quan tâm đầu tư về mọi mặt của Chính phủ đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đồng thời, các tập đoàn kinh tế nhà nước còn nắm giữ vị trí độc quyền trong các lĩnh vực mình hoạt động nên có thể quyết định giá bán, giá mua và sản lượng trên thị trường nhờ đó mang lại nhiều lợi thế độc quyền mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không có.