Theo Tập quán thƣơng mại quốc tế:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 73 - 77)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

2.1.2. Theo Tập quán thƣơng mại quốc tế:

Tập quán thƣơng mại quốc tế là những quy tắc xử sự có hệ thống, những thói quen thƣơng mại phổ biến đƣợc áp dụng một cách thƣờng xuyên, liên tục trong một thời gian dài. Các tập quán thƣơng mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý và có hiệu lực bắt buộc đối với chủ thể ký kết khi nó đƣợc quy định hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng. Điều 135 quy tắc của ICC về trọng tài quy định: “ các trọng tài không chỉ áp dụng luật áp dụng mà còn phải dùng tới các

67

điều khoản trong hợp đồng và những “tập quán thƣơng mại” thích hợp để giải quyết vụ việc”

- UCP 600:

UCP ra đời nhằm phục vụ cho phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đó là một tuyển tập thông lệ và tập quán quốc tế của một trong các tổ chức phi Chính phủ nổi tiếng nhất thế giới: Phòng thƣơng mại quốc tế(ICC). UCP 600 đƣợc đánh giá là bản quy tắc có tính ƣu việt nhất, dễ sử dụng nhất từ trƣớc đến nay. Ở các quốc gia chƣa có luật riêng biệt về thanh toán quốc tế đều thống nhất sử dụng UCP 600 nhƣ một văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Nội dung của UCP600 nằm trong 39 điều quy định cụ thể về: phạm vi áp dụng UCP, cách định nghĩa giải nghĩa các khái niệm; bộ chứng từ xuất trình đầy đủ gồm các loại chứng từ: bảo hiểm, , vận tải hảng không, đƣờng sắt, đƣờng thủy, hóa đơn thƣơng mại...và hợp lệ nhƣ thế nào, chuẩn mực về kiểm tra chứng từ, chứng từ sai biệt, tín dụng thƣ chuyển nhƣợng...

So với bản UCP 500 thì UCP 600 đƣợc cấu trúc lại phù hợp với cấu trúc thông thƣờng của các văn bản pháp lý quốc tế. Về cách diễn đạt nội dung, câu chữ rất cụ thể, logic. Về nội dung: UCP 600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tƣợng áp dụng của UCP 600 ví dụ những nội dung liên quan đến yêu cầu mở thƣ tín dụng, các chỉ thị không rõ ràng( điều 12); hủy bỏ một thƣ tín dụng ( điều 8); tín dụng có thể hủy bỏ và không thể hủy bỏ; lệnh phát hành, sửa đổi một thƣ tín dụng ( điều 5); chứng từ vận tải do ngƣời giao nhận phát hành( điều 30); các chứng từ khác( điều 38). UCP 600 cập nhật một số điều khoản mới: Điều 2, Điều 3; Điều 9; Điều 12; Điều 15; Điều 17. UCP 600 giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các điều khoản với nhau; đƣa ra khoảng thời gian cụ thể cho việc chấp nhận hoặc từ chối bộ chứng từ không hợp lệ là 5 ngày làm việc ngân hàng( banking day) thay vì 7 ngày làm việc trƣớc đây

68

quy định trong UCP 500; UCP 600 đã loại trừ việc sử dụng những từ, cụm từ mơ hồ, khó hiểu, thƣờng dẫn đến hiểu lầm và xảy ra tranh chấp trong UCP 500 nhƣ: khoảng thời gian hợp lý.

- ISBP681 2007 ICC( Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thƣ tín dụng phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 ICC, tuân thủ UCP 600

Văn bản này phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện sự nhất quán với UCP cũng nhƣ các quan điểm và các quyết định của ủy ban ngân hàng của UCP. Tập quán giải thích một cách chi tiết và rõ ràng hơn các quy tắc của UCP và cách áp dụng trong giao dịch hàng ngày của phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng. Thông qua việc sử dụng ISBP những ngƣời kiểm tra chứng từ đặc biệt là ngân hàng phát hành thƣ tín dụng trên toàn thế giới có tiếng nói chung. Các điều khoản của ISBP đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu các quy định kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C của nhiều ngân hàng trên thế giới và các tranh chấp đã đƣợc giải quyết cũng nhƣ các trƣờng hợp vƣớng mắc đƣợc phòng Thƣơng mại quốc tế giải đáp.

Nội dung của ISBP thƣờng đƣợc chia thành nhiều phần: + Phần mở đầu: từ mục 1 đến mục 5

+ Những nguyên tắc chung: từ mục 6 đến mục 42

+ Hối phiếu và cách tính ngày đáo hạn: từ mục 43 đến mục 56 + Hóa đơn: mục 57 đến mục 67

+ Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phƣơng thức vận tải khác nhau: mục 68 đến mục 89

+ Vận tải đơn( đƣờng biển, theo hợp đồng thuê tàu, hàng không): mục 91 đến mục 156

69

+ Chứng từ vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông: mục 157 đến mục 169

+ Chứng từ bảo hiểm: mục 170 đến mục 180

+ Giấy chứng nhận xuất xứ: mục 181 đến mục 185.

Một điều hiển nhiên có thể nhận thấy ảnh hƣởng của UCP 600 và ISBP 681 đến hoạt động thƣơng mại quốc tế rất lớn, đó là: ngăn ngừa nguy cơ giảm sút vai trò của tín dụng chứng từ trong thƣơng mại quốc tế, nhờ các quy định rõ ràng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ linh hoạt hơn, làm giảm thiểu lƣợng chứng từ có sai biệt. UCP600 tăng cƣờng sử dụng các quy tắc, tập quán quốc tế khác của ICC nhƣ: URR525; ISBP thông qua đó những vấn đề mà UCP chƣa bao quát đƣợc sẽ đƣợc giải quyết cụ thể trong các tập quán trên; đƣa ra những quy định cụ thể liên quan đến L/C chuyển nhƣợng, phù hợp với hoạt động thƣơng mại ba bên đang ngày càng phát triển tại các nƣớc. UCP600 và ISBP681 đƣa ra tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ chặt chẽ nhằm chống lại hành động giả mạo bộ chứng từ thanh toán

- eUCP 1.1 – Bản phụ trƣơng UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - Bản diễn giải số 1.1 năm 2007 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007:

Gồm 12 điều từ e1 đến e12. Bản phụ trƣơng các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ đối với xuất trình chứng từ điện tử( eUCP) bổ sung vào các Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ nhằm điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử hoặc kết hợp với việc xuất trình các chứng từ bằng văn bản.

- URR 525 1995 ICC ( Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thƣ tín dụng): Bản quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo Thƣ tín dụng, số phát hành 525 của ICC sẽ áp dụng cho tất cả các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng, khi mà các điều khoản là bộ phận cấu thành của Ủy quyền hoàn trả. Quy tắc này ràng buộc các bên

70

tham gia, trừ khi có thỏa thuận khác rõ ràng trong ủy quyền hoàn trả. Trong việc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng tuân thủ Quy tắc này, ngân hàng hoàn trả hành động theo các chỉ thị hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành.

Trong giao dịch tín dụng chứng từ các công ƣớc quốc tế và tập quán quốc tế có vai trò quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc ký kết tham gia hoạt động thanh toán quốc tế. Trên thế giới có những quốc gia đã có Luật để điều chỉnh giao dịch tín dụng chứng từ và có những quốc gia chƣa có Luật riêng biệt. Nếu các quốc gia đã có Luật riêng biệt thì các quy định của Luật quốc gia về cơ bản sẽ là “luật hóa” các quy định trong tập quán quốc tế mà từ xa xƣa trong lịch sử giao dịch thanh toán quốc tế đã chấp nhận. Đối với những quốc gia chƣa có Luật riêng biệt thì việc áp dụng công ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế với nội dung không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, điều này cũng không có nghĩa việc áp dụng là đƣơng nhiên. Đơn cử việc áp dụng UCP- UCP không có giá trị ràng buộc đối với Tòa án vì đó không phải là luật quốc gia và cũng không phải là điều ƣớc quốc tế mà quốc gia tham gia ký kết. Từ góc độ pháp lý thì UCP đƣợc áp dụng để điều chỉnh thƣ tín dụng khi có sự lựa chọn của các bên về việc áp dụng. Và thực tế là UCP đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)