Trọng tài thương mại:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 64 - 68)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

1.4.3. Trọng tài thương mại:

Về mặt lịch sử, Trọng tài thƣơng mại ra đời và phát triển rất sớm, qua nhiều thế kỷ trên thế giới. Thậm chí ở nhiều nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển thì phần lớn các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại thƣờng đƣợc giải quyết thông qua phƣơng thức trọng tài. Hiện nay có một số Trung tâm trọng tài nổi tiếng thế giới và khu vực nhƣ: Tòa án trọng tài của Phòng thƣơng mại quốc tế(ICC), Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn( LCIA), Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tƣ( ICSID), Tòa án trọng tài thƣờng trực( PCA- Hà Lan), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông ( HKIAC)

a.Thủ tục:

Theo quy tắc trọng tài quốc tế, trình tự thủ tục chính nhƣ sau:

- Nộp đơn kiện: Luật mẫu trọng tài của UNCITRAL quy định đơn kiện do nguyên đơn đệ trình phải làm rõ nội dung về tên địa chỉ của các bên, yêu cầu của nguyên đơn, căn cứ pháp lý, hợp đồng có phát sinh tranh chấp…Sau khi nhận đƣợc đơn kiện, bị đơn có thể tự bào chữa hoặc đƣa đơn kiện lại tại trọng tài đã đƣợc lựa chọn hoặc có thể tuyên bố tranh chấp phải xét xử bằng trọng tài.

- Chọn và chỉ định trọng tài viên:

Nếu chỉ cần một trọng tài viên thì nguyên đơn có thể đƣa ra danh sách năm trọng tài viên để bị đơn chọn một. Nếu cần ba trọng tài viên thì mỗi bên chọn một còn trọng tài viên thứ ba là Chủ tịch hội đồng trọng tài do hai trọng tài viên chọn. Nếu không thống nhất về chỉ định trọng tài viên thì có thể chọn một cơ quan để giúp chỉ định trọng tài viên.

58

Các trọng tài viên và các bên tiến hành điều tra, nghiên cứu hồ sơ và tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa trọng tài viên và các bên tranh chấp.

- Các phiên họp xét xử:

Để đảm bảo bí mật kinh doanh, các phiên họp không tiến hành công khai và chỉ có các bên tranh chấp, đại diện của họ và trọng tài viên tham dự. Điều 15 Quy tắc trọng tài của UNCITRAL quy định: “ Các bên đều phải có đƣợc cơ hội đầy đủ để trình bày vấn đề của mình; các bên phải đƣợc đối xử công bằng”

- Ra phán quyết trọng tài:

Phán quyết đƣợc thực hiện theo nguyên tắc đa số, căn cứ trên luật áp dụng cho họp đồng, điều khoản hợp đồng, tập quán và thông lệ thƣơng mại quốc tế.

Theo quy định của Luật trọng tài thƣơng mại năm 2010 của Việt nam hay theo quy định trong Quy tắc tố tụng của VIAC các bƣớc gồm có: khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện; chọn, chỉ định và khƣớc từ trọng tài viên; khởi kiện lại; nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ; phiên họp giải quyết tranh chấp; ra phán quyết.

- Pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp:

+ Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp

+ Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nƣớc ngoài và việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài không đƣợc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

+ Trƣờng hợp các bên không lựa chọn đƣợc pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định.

59

- Cũng giống nhƣ hòa giải, thƣơng lƣợng, trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp mang tính thỏa thuận tự nguyện hoặc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài dựa trên cơ sở quyền lực do các bên tranh chấp giao cho trọng tài.

- Tại Việt Nam, sự ra đời của Luật trọng tài thƣơng mại trên cơ sở pháp lệnh trọng tài đã khẳng định nâng tầm quan trọng của cơ chế giải quyết tranh chấp không chỉ đơn thuần bằng Tòa án

- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo đƣợc những nguyên tắc của giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại quốc tế: giải quyết tranh chấp mang tính liên tục, mềm dẻo linh hoạt...Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử nhƣ ở Tòa án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp

- Quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Tính chung thẩm của quyết định trọng tài không chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên đƣơng sự mà nó còn khiến các bên không thể chống án hay kháng cáo. Xét xử trọng tài chỉ có một cấp xét xử.

1.4.4. Tòa án:

a. Thủ tục:

Thủ tục tố tụng tƣ pháp của từng nƣớc rất khác nhau nhƣng vẫn có một số đặc trƣng chung đó là thƣờng dựa trên cơ sở thủ tục tố tụng dân sự

Mặc dù có nhiều ƣu điểm trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp: thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài, song trên thực tế, phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án vẫn có vai trò quan trọng và thƣờng đƣợc coi nhƣ một giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp khi các phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải không có hiệu quả và các bên không muốn sử dụng phƣơng thức trọng tài.

60

Tại Việt nam, ngày 2 tháng 4 năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân, thay thế cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 1992 và luật sửa đổi bổ sung năm 1993 và 1995) khẳng định Tòa Kinh tế là một Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân, chỉ đƣợc tổ chức ở hai cấp: cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh.

- Thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh ngoài việc giải quyết các tranh chấp theo quy định còn giải quyết các yêu cầu về thƣơng mại quốc tế nhƣ:

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định định kinh doanh thƣơng mại của Tòa án nƣớc ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thƣơng mại của Tòa án nƣớc ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam

+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt nam quyết định kinh doanh, thƣơng mại của Trọng tài nƣớc ngoài...

- Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Đối với yêu cầu thƣơng mại thì Tòa án nơi ngƣời phải thi hành bản án, quyết định kinh doanh, thƣơng mại của Tòa án nƣớc ngoài, trọng tài nƣớc ngoài cƣ trú, làm việc, nếu ngƣời phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi ngƣời phải thi hành án có trụ sở, nếu ngƣời phải thi hành án là tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nƣớc ngoài, trọng tài nƣớc ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về kinh doanh, thƣơng mại của Tòa án nƣớc ngoài.

- Nguyên tắc tố tụng của Tòa án:

+ Nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự + Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh

+ Nguyên tắc hòa giải

61

+ Nguyên tắc bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ của đƣơng sự

d. Ý nghĩa pháp lý và thực tiễn:

- Với cơ cấu, tổ chức, trình tự xét xử đƣợc quy định cụ thể, xét xử theo phƣơng thức Tòa án có hiệu lực thi hành bắt buộc đối với các bên đƣơng sự

- Phán quyết của Tòa án đƣợc bảo đảm thi hành bởi một hệ thống cơ quan hỗ trợ tƣ pháp của nhà nƣớc tạo đƣợc sự tin tƣởng về việc đảm bảo quyền lợi cho các bên khi lựa chọn phƣơng thức này.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)