Theo Điều ước quốc tế:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 71 - 73)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

2.1.1. Theo Điều ước quốc tế:

Điều ƣớc quốc tế là những văn bản có chứa những quy phạm pháp luật đƣợc các quốc gia và các chủ thể khác xây dựng, ký kết, công nhận và có hiệu lực pháp lý đối với chủ thể của các quốc gia thành viên

- Công ước Genevo 1930 “Luật thống nhất về Hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB):

Hối phiếu đƣợc biết đến từ thời xa xƣa nhƣ một phƣơng tiện tín dụng và thanh toán trong quan hệ thƣơng mại và nhiều nƣớc đã phát triển và có luật hối phiếu riêng. Ở Anh từ năm 1882 đã có Luật hối phiếu ( Bill of Exchange act – BEA) và đây đƣợc coi là một luật hối phiếu thành văn sớm nhất. Năm 1933 hội nghị quốc tế về hối phiếu đã đƣợc tổ chức và các nƣớc tham dự đã ký 3 tuyên bố chung về hối phiếu:

+ Tuyên bố về sự thống nhất về luật hối phiếu (Uniform law for bill of exchange – ULB)

+ Tuyên bố về các quy định thuộc phạm vi tƣ pháp quốc tế về hối phiếu

65

+ Tuyên bố về mối quan hệ trong quy định về con dấu

ULB là một luật hối phiếu quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ từ ký hậu, truy đòi, bảo lãnh, thời hạn thanh toán, thanh toán, sửa đổi...

- Luật về Kỳ phiếu và Hối phiếu quốc tế do Ủy ban Luật Thƣơng mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc ban hành vào năm 1982, kỳ họp thứ 15 NewYork ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982. Luật gồm 79 điều và 7 chƣơng quy định phạm vi áp dụng , chuyển nhƣợng, quyền và trách nhiệm, miễn nhiệm, xuất trình, từ chối, không chấp nhận hoặc không thanh toán, truy đòi.

- Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL 1967 đƣợc Đại hội đồng thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm 1967 gồm 4 phần: quy tắc mở đầu, cơ cấu ủy ban trọng tài, tố tụng trọng tài, phán quyết. Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL đƣợc sử dụng rộng rãi bởi các trung tâm trọng tài nhƣ là mô hình mẫu cho quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm đó. Đây là bộ quy tắc đƣợc sử dụng nhiều thứ hai sau Bộ quy tắc của CIRDI( ISCID) về trọng tài áp dụng cho quốc gia trong trƣờng hợp trọng tài nhiều bên liên quan đến đầu tƣ quốc tế. Liên quan đến hình thức và giá trị của phán quyết, tại Điều 32 quy định: bên cạnh việc ra phán quyết chung thẩm, ủy ban trọng tài sẽ có quyền ra các phán quyết tạm thời, phán quyết về các vấn đề tố tụng hoặc phán quyết từng phần. Nếu luật trọng tài của quốc gia nơi phán quyết đƣợc lập yêu cầu phán quyết phải đƣợc ủy ban trọng tài đăng ký hoặc lƣu giữ thì ủy ban trọng tài sẽ phải tuân thủ yêu cầu này trong thời hạn mà luật quy định. Về luật áp dụng, quy tắc có quy định: ủy ban trọng tài sẽ áp dụng luật mà các bên chọn áp dụng cho nội dung tranh chấp. Nếu không có việc chọn này của các bên thì ủy ban trọng tài sẽ áp dụng luật đƣợc xác định bởi nguyên tắc xung đột luật mà ủy ban thấy là phù hợp.

66

- Luật mẫu trọng tài của UNCITRAL: luật mẫu trọng tài của UNCITRAL cho tới nay đã đƣợc hơn 80 quốc gia thông qua. Mục đích của Luật mẫu là hài hòa pháp luật của các quốc gia về trọng tài. Luật mẫu này đƣợc thông qua vào năm 1985 để khắc phục những sự khác biệt rất lớn trong luật pháp quốc gia về trọng tài, khẳng định sự cần thiết phải cải thiện và hài hòa pháp luật của các quốc gia khi nhận thấy rằng pháp luật quốc gia thƣờng không thích hợp với lĩnh vực trọng tài thƣơng mại quốc tế, và pháp luật quốc gia thƣờng có những quy định đồng hóa tố tụng trọng tài với tố tụng tòa án, cũng nhƣ những quy định rải rác không điều chỉnh việc xử lý các tình huống cụ thể một cách thích hợp, trong khi đó Luật mẫu có thuận lợi là đƣợc biết đến rộng rãi, đƣợc bình luận rộng rãi trên bình diện quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của trọng tài quốc tế cũng nhƣ đƣợc nhiều nƣớc chấp nhận. Các nguyên tắc lớn mà Luật mẫu đặt ra: tính độc lập của thỏa thuận trọng tài, sự kiểm tra và hỗ trợ hạn chế của Tòa án- cho dù sự phối hợp giữa Tòa án và Trọng tài là cần thiết đối với một số chủ thể nhƣng sự phối hợp đó phải rất hạn chế - thể hiện ở chỗ nếu các bên đã lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì có nghĩa là họ không muốn tranh chấp sau đó sẽ đƣợc đƣa ra tòa án giải quyết. Nguyên tắc thứ hai đó là quyền của các bên đƣợc đối xử bình đẳng trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nguyên tắc tiếp theo là sự thống nhất của hợp đồng chính không làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)