k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:
1.3.2. Nội dung các tranh chấp phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ:
thanh toán quốc tế có thể đƣợc nêu nhƣ sau:
“ Tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên xảy ra trong quá trình thực hiện các hợp đồng thƣơng mại quốc tế có sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ”.
1.3.2. Nội dung các tranh chấp phát sinh trong giao dịch tín dụng chứng từ: chứng từ:
Thƣ tín dụng luôn đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu đảm bảo việc thanh toán trong thƣơng mại Quốc tế. Trong sự đa dạng đan xen của các mối quan hệ trong phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng L/C cũng kéo theo rất nhiều những tranh chấp, rủi ro có nguy cơ tiềm ẩn mà thực tế đã chứng minh
41
rất rõ. Xuất phát từ đặc trƣng của L/C đã xuất hiện 2 nhóm tranh chấp điển hình trong phƣơng thức thanh toán này đó là: tranh chấp về chứng từ và tranh chấp của các bên tham gia.
a. Tranh chấp liên quan đến chứng từ:
Nhóm chứng từ cơ bản( thƣờng không thể thiếu): - Chứng từ vận tải
- Chứng từ bảo hiểm( nếu ngƣời thụ hƣởng chịu trách nhiệm mua) - Hóa đơn thƣơng mại
Trong phƣơng thức này, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải trả tiền cho họ.
Điều 2 UCP 600 có nêu về sự xuất trình phù hợp bao gồm: - Phù hợp với các quy định của thƣ tín dụng
- Phù hợp với các điều khoản của UCP 600 đƣợc dẫn chiếu trong thƣ tín dụng
- Phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế về giao dịch tín dụng chứng từ đƣợc tập hợp tại ISBP.
Chứng từ xuất trình có hai khả năng: hoặc phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của Thƣ tín dụng và quy định của UCP, hoặc bất hợp lệ. Nguyên nhân của bất hợp lệ chứng từ rất nhiều: hiệu lực tín dụng thƣ, giao hàng, chi tiết hàng hóa, quy cách phẩm chất…Đây cũng là nguyên nhân của tranh chấp giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Ví dụ: ngƣời hƣởng ghi trong thƣ tín dụng là: Melin Steel Co.” nhƣng khi lập điện thông báo giao hàng cho ngƣời mở, nhà xuất khẩu ghi: “Melin Steel Corp.” Nhƣ vậy, đây là sự không phù hợp trên bề mặt của chứng từ với các điều khoản và điều kiện của Thƣ tín dụng.
UCP đã điều khoản hóa 3 loại chứng từ: chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, hóa đơn thƣơng mại trên đặc thù mang tính chất tập quán của
42
chúng. Hóa đơn thƣơng mại thì không thể do ngƣời khác ngoài ngƣời bán hàng ( ngƣời hƣởng lợi của thƣ tín dụng) với chi tiết về hàng hóa, đơn giá, số lƣợng, tổng số tiền…; chứng từ bảo hiểm và chứng từ vận tải cũng quy định rõ ngƣời ký phát, nội dung thể hiện.
Liên quan đến vận đơn đƣờng biển cũng có nhiều tranh chấp phát sinh, chủ yếu là tranh chấp liên quan đến ngƣời ký phát và liên quan đến cảng bốc dỡ hàng. Điều 26 UCP600 chỉ cho phép 2 đối tƣợng đƣợc ký phát: ngƣời chuyên chở ( công ty vận tải) hoặc đại lý của nó. Do vậy đã nảy sinh tranh chấp khi vận đơn do thuyền trƣởng ( master) ký. Việc nhìn nhận vấn đề này ở các ngân hàng là khác nhau. Loại vận đơn in sẵn chữ “For master” nếu thuyền trƣởng ký mà không ghi “ as Agent” thì bị ngân hàng từ chối. Nhƣng ICC giải thích là không cần phải ghi thêm “ as Agent” vận đơn trên cũng đƣợc chấp nhận, nếu không phải là vận đơn giao nhận. Điều này đã thể hiện những bất cập của Quy tắc cũ và sự thiếu thống nhất của giao dịch ngân hàng và tập quán vận tải quốc tế. Tại UCP 500 và UCP 600 cơ bản giống nhau: quy định 2 đối tƣợng chính đƣợc ký vận đơn đƣờng biển đó là:
- Ngƣời chuyên chở
- Thuyền trƣởng của con tàu chở hàng
Đối tƣợng thứ 3 sẽ là: Đại lý của Ngƣời chuyên chở hoặc của thuyền trƣởng.
Trong thực tế, đại đa số vận đơn đƣợc ký bởi các đại lý của hãng tàu hoặc của công ty vận tải vì nó phù hợp và thuận tiện trong thủ tục giao nhận và các thủ tục hành chính khác, kể cả thủ tục của ngân hàng ở các nƣớc sở tại. Theo tổng kết của ICC, đại đa số các sai biệt dễ dẫn đến tranh chấp liên quan tới vận đơn là do cách thể hiện không đúng về năng lực, tƣ cách của ngƣời ký phát hành vận đơn. Do vậy ICC đã ấn hành Position Paper No.4 để giải thích,
43
hƣớng dẫn việc ký phát chứng từ vận tải, nhằm đảm bảo tính hợp lệ của chúng trong giao dịch chứng từ.
- Vận đơn phải ghi rõ hàng hóa đã đƣợc bốc lên đích danh một con tàu. Nhìn chung thƣ tín dụng đều yêu cầu xuất trình vận đơn đƣờng biển “đã bốc”( shipped on board B/L). Đây là một thông lệ đối với vận tải và thƣơng mại quốc tế. Khi hàng đã đƣợc bốc lên tàu hoặc đã ở trên boong tàu, ngƣời chuyên chở mới chịu trách nhiệm với số hàng hóa đó. Trên vận đơn phải ghi rõ cảng thực tế bốc và dỡ hàng.
Nếu vận đơn thể hiện: Intended port of loading X… Intended port of discharge Y
Muốn xuất trình hợp lệ theo Thƣ tín dụng, nó phải đƣợc ghi thêm các dữ liệu thực tế giao hàng, bất kể sự trùng lặp:
Shipped on board at X Port For discharge at: Y Port Date:…
Quy định này nhằm loại trừ những tranh chấp đã xảy ra là một số hãng vận tải đã không bốc và dỡ hàng ở các cảng theo nhƣ hợp đồng ký kết bằng cách nêu ra “các cảng dự định” mà không phải là cảng thực sự bốc hàng dỡ hàng
- Đối với hóa đơn thƣơng mại: hóa đơn là một chứng từ cơ bản của Thƣ tín dụng. Các tranh chấp liên quan đến hóa đơn thƣơng mại thƣờng liên quan đến vấn đề: trị giá hóa đơn và mô tả hàng hóa trên hóa đơn.
+ Số tiền của Thƣ tín dụng có thể là 100% giá trị hóa đơn hoặc có thể hơn. Theo quy định tại Điều 37 UCP 500 đặt ra vấn đề từ chối thanh toán số tiền giao vƣợt đó mà không khuyến khích ngân hàng chấp nhận nó. Cần phải xác nhận trên thực tế rằng hầu hết các hóa đơn giao vƣợt số tiền của thƣ tín dụng không ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời mở bởi ngân hàng chỉ thanh
44
toán giá trị mà thƣ tín dụng cho phép. Số tiền vƣợt sẽ do ngƣời mở thƣ tín dụng quyết định. Về bản chất ngƣời hƣởng không thể bị từ chối số tiền trong giới hạn của Thƣ tín dụng vì họ đã thiết lập bộ chứng từ hợp lệ. Và đã phát sinh rất nhiều tranh chấp về vấn đề này.
+ Sự mô tả hàng hóa của hóa đơn: một trong những nét nổi bật trong tranh chấp giữa 2 phía theo Thƣ tín dụng và cũng là sự khác biệt nhiều nhất trong nhận thức về yêu cầu của Tín dụng thƣ là: vấn đề chi tiết hàng hóa quy định trong Thƣ tín dụng và mô tả hàng hóa trong hóa đơn và các chứng từ khác. Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thể hiện:
. Sự cam kết của ngƣời hƣởng đối với ngân hàng và ngƣời mở về việc thực hiện đúng quy định Thƣ tín dụng và hợp đồng thƣơng mại
. Cơ sở để ngân hàng bảo đảm rằng quy định của Thƣ tín dụng về chuyển giao hàng hóa đã đƣợc thỏa mãn.
Rất nhiều ý kiến cho rằng hóa đơn do chính ngƣời bán lập phải đầy đủ, chính xác các chi tiết hàng hóa mô tả trong Thƣ tín dụng. ICC cho rằng phải “correspond with” mà không phải là “exact” hay “correct”. Đây chính là mấu chốt của vấn đề gây tranh cãi nhiều giữa các bên trong giao dịch tín dụng chứng từ.
- Đối với chứng từ bảo hiểm: chứng từ bảo hiểm là một trong những chứng từ quan trọng của Thƣ tín dụng với điều kiện giao hàng theo giá CIF hoặc giá CIP. Ngƣời hƣởng phải xuất trình bảo hiểm đơn hoặc chứng nhận bảo hiểm để chứng minh nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng thƣơng mại và đáp ứng yêu cầu của thƣ tín dụng. Các tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm bao gồm:
+ Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C + Loại tiền tệ ghi trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ của L/C
45
+ Bảo hiểm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng từ vận tải khác.
+ Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa.
Về vấn đề này, nếu L/C tuân thủ UCP 600 và có yêu cầu xuất trình chứng từ bảo hiểm thì quy tắc về giá trị bảo hiểm theo Điều 191- ISBP nhƣ sau:
. Nếu L/C quy định số tiền bảo hiểm thì chứng từ bảo hiểm phải thể hiện số tiền tối thiểu nhƣ L/C quy định
. Nếu L/C không quy định số tiền theo tỷ lệ % tối thiểu thì chứng từ bảo hiểm phải thể hiện tối thiểu là 110% CIF hay CIP.
. Nếu L/C yêu cầu giá trị bảo hiểm 110% thì phải hiểu đây là số tiền tối thiểu.
. UCP không quy định tỷ lệ bảo hiểm tối đa
- Tranh chấp phát sinh do có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ: hoặc là về hình thức hoặc là về nội dung.
- Tranh chấp giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu do nhà nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ
- Tranh chấp do nhà xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ liên quan tới L/C - Tranh chấp do các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ
Trong sự đa chiều, đan xen của nhiều bên trong phƣơng thức thanh toán quốc tế sẽ dẫn đến mọi rủi ro có thể xảy ra cho bất cứ bên nào nếu bên kia vi phạm nghĩa vụ dù là cố tình hay vô tình
b. Tranh chấp liên quan đến các chủ thể tham gia trong giao dịch tín dụng chứng từ:
Tranh chấp do nhà xuất khẩu chủ động gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo:
Ngân hàng của nhà nhập khẩu chỉ kiểm tra “tính chân thật bề ngoài” của bộ chứng từ mà không chịu trách nhiệm về tính bên trong của chứng từ,
46
cũng nhƣ chất lƣợng hàng hóa. Nhƣng ngân hàng hiểu thế nào là “tính chân thật bề ngoài”? Tại quy định của các ngân hàng về trách nhiệm kiểm tra “tính chân thực bề ngoài của L/C” hầu nhƣ chỉ quy định: kiểm tra theo mẫu tin điện chuẩn nếu nhận bằng SWIFT, xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ, trƣờng hợp LC bị lỗi phải gửi tra soát...
Ngoài những trƣờng hợp do ý muốn chủ quan của nhà xuất khẩu còn có những tình huống tranh chấp phát sinh do nhà xuất khẩu không cố ý, ví dụ: nhà xuất khẩu không lấy đƣợc loại chứng từ mà ngƣời mua cung cấp; lập bộ chứng từ có sai sót so với quy định của L/C; do nhà xuất khẩu hiểu sai nội dung quy định trong UCP về các chứng từ đƣợc lập; do nhà xuất khẩu nhận đƣợc một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành( không gửi qua ngân hàng thông báo) thì đó có thể là một L/C giả.
Tranh chấp do nhà nhập khẩu vi phạm:
Khi viết đơn xin mở L/C, nhà nhập khẩu phải dựa vào các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng nhƣng có nhiều nguyên nhân: có thể do trình độ ngoại ngữ chƣa tốt, khả năng đàm phán kém, hiểu biết bạn hàng chƣa nhiều..( nguyên nhân này ở phía Việt Nam phát sinh nhiều) dẫn đến nhà nhập khẩu kéo dài thời gian mở L/C.
Không ít trƣờng hợp ngƣời mở L/C là nhà nhập khẩu bất chấp luật lệ, từ chối hoặc tự ý ngừng trả tiền cho nhà xuất khẩu khi thấy hàng hóa kém phẩm chất cho dù bộ chứng từ thanh toán hoàn toàn phù hợp với L/C.
Tranh chấp từ phía ngân hàng:
- Phía ngân hàng không thực hiện kiểm tra theo đúng quy định của Điều 14 UCP 600 quy định về chuẩn mực kiểm tra chứng từ
Ví dụ: UCP đã điều khoản hóa 3 loại chứng từ dựa trên đặc thù mang tính nhất quán của chúng. Với chức năng xác nhận nguồn gốc của hàng hóa, chứng từ sẽ đƣợc ngân hàng chấp nhận khi thể hiện nội dung về nơi sản
47
xuất hàng hóa; chứng từ là kiểm dịch thực vật nếu thƣ tín dụng không quy định nội dung, ngƣời phát hành thì ngân hàng kiểm tra dựa trên chức năng của nó. Việc kiểm tra không đòi hỏi nhân viên phải có những kiến thức của từng lĩnh vực riêng biệt tuy nhiên đòi hỏi nhân viên phải biết chức năng đƣợc thể hiện trên chứng từ nhƣ thế nào, có gì trái ngƣợc với chứng từ khác và thƣ tín dụng hay không.
- Tranh chấp do ngân hàng phát hành từ chối trả tiền sau thời hạn kiểm tra chứng từ:
Nếu nhƣ UCP 500 quy định cụ thể thời gian hợp lý cho mỗi ngân hàng không quá 7 ngày làm việc để kiểm tra chứng từ( Điều 13 UCP 500) thì tại UCP 600 thời gian hợp lý cho việc kiểm tra và quyết định về bộ chứng từ là 5 ngày làm việc. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra, trên thực tế vì nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan mà ngân hàng phát hành thông báo về việc chấp nhận hay từ chối thông báo quá thời hạn nêu trên.
- Tranh chấp do ngân hàng coi thƣờng thông lệ quốc tế, vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch thanh toán bằng L/C.
Nhìn chung tại UCP 600 đã quy định rất rõ trách nhiệm của các bên