Các quan hệ pháp lý phát sinh từ giao dịch tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 43)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

1.2.6.Các quan hệ pháp lý phát sinh từ giao dịch tín dụng chứng từ:

Trong giao dịch tín dụng chứng từ phát sinh nhiều mối quan hệ pháp lý

a. Mối quan hệ giữa ngƣời mở và ngƣời thụ hƣởng ( ngƣời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu)

Mối quan hệ trên đƣợc thể hiện thông qua hợp đồng ngoại thƣơng đƣợc ký kết giữa hai bên. Hợp đồng thể hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm các chi tiết liên quan đến số lƣợng chất lƣợng hàng hóa, cơ sở giá cả, ngày gửi hàng và ngày dự kiến hàng tới đích. Và điều khoản không thể thiếu đó là thỏa thuận việc thanh toán đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ . Đây là cơ sở quan trọng để phát sinh các mối quan hệ pháp lý khác giữa các bên trong giao dịch tín dụng chứng từ.

b. Mối quan hệ giữa ngƣời mở và NHPH:

Thể hiện qua hợp đồng “Yêu cầu mở Tín dụng thƣ” và đƣợc ngân hàng chấp nhận. Nghĩa vụ của ngân hàng trong mối quan hệ này là phát hành thƣ tín dụng theo yêu cầu của ngƣời mở và thanh toán cho ngƣời hƣởng nếu chứng từ xuất trình phù hợp. Nghĩa vụ của ngƣời mở là hoàn trả lại tiền và thanh toán các khoản chi phí phát sinh khác theo thƣ tín dụng.

c. Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và ngƣời hƣởng:

Đây là mối quan hệ giữa ngƣời đảm bảo và ngƣời nhận đảm bảo. Khi ngƣời nhận đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng, họ đƣợc quyền nhận đƣợc số tiền cam kết – đây là sự cam kết không hủy ngang và vô điều kiện. Ngoài những gì ngân hàng yêu cầu khi cam kết, ngƣời hƣởng không

37

phải thực hiện thêm bất cứ điều gì và nếu không thực hiện đúng yêu cầu của ngân hàng, ngƣời hƣởng mất quyền đƣợc thanh toán và ngân hàng miễn trách nhiệm đối với cam kết của mình.

d. Mối quan hệ giữa ngân hàng thông báo và ngƣời hƣởng:

Đây là mối quan hệ dịch vụ giữa ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành và khách hàng của họ. Do ngân hàng phát hành không thể trực tiếp chuyển thƣ tín dụng cho ngƣời hƣởng tại một nƣớc khác do vậy họ phải sử dụng hệ thống ngân hàng đại lý tại các quốc gia nơi các ngân hàng phát hành có quan hệ đại lý. Trƣờng hợp ngƣời mở chỉ định ngân hàng thông báo mà ngân hàng này không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành thì ngân hàng phát hành phải chọn ngân hàng có quan hệ đại lý với mình để chuyển tiếp L/C.

e. Mối quan hệ giữa ngân hàng chiết khấu và ngƣời hƣởng:

Trƣớc hết tìm hiểu về khái niệm “chiết khấu” là việc ngân hàng mua đứt bộ chứng từ còn giá trị thanh toán.

Tại mối quan hệ này, ngân hàng chiết khấu vừa thực hiện vai trò của ngân hàng chuyển chứng từ tới ngân hàng phát hành theo yêu cầu của ngƣời hƣởng. Sau khi gửi hàng, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hàng xuất cùng với L/C gốc và đề nghị ngân hàng tài trợ. Sau khi xem xét bộ chứng từ, căn cứ vào chất lƣợng bộ chứng từ mà ngân hàng quyết định chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi hay có truy đòi.

- Chiết khấu miễn truy đòi: ngân hàng chiết khấu mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Trên thực tế đây là nghiệp vụ có độ rủi ro cao do vậy các Ngân hàng Việt Nam đều hết sức thận trọng khi thực hiện.

38

- Chiết khấu có truy đòi: ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ đƣợc quyền truy đòi khách hàng( nhà xuất khẩu) nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Điều kiện quan trọng nhất của nghiệp vụ này đó là ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín, khách hàng là khách hàng hoạt động thƣờng xuyên và có tín nhiệm tại ngân hàng.

f. Mối quan hệ giữa ngân hàng xác nhận và ngƣời hƣởng:

Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ bổ sung thêm vào nghĩa vụ của ngân hàng phát hành. Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận vừa độc lập, vừa độc lập, vừa song song với nghĩa vụ của ngân hàng phát hành, nhƣng có tính chất dự phòng( trong trƣờng hợp ngân hàng phát hành không thực hiện nghĩa vụ). Tuy nhiên, ngƣời hƣởng đƣợc quyền yêu cầu ngân hàng xác nhận thực hiện nghĩa vụ, bỏ qua ngân hàng phát hành, bằng việc xuất trình chứng từ phù hợp tại ngân hàng này.

Ngân hàng xác nhận cũng đƣợc quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với ngƣời hƣởng nếu việc xuất trình không hợp lệ

Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ đối với ngƣời hƣởng nhƣ là các ngân hàng đồng tài trợ.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 43)