b. Tập quán thƣơng mại quốc tế và việc thừa nhận áp dụng của pháp luật Việt nam:
3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ ở một số nƣớc:
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ ở một số nƣớc: ở một số nƣớc:
Tình huống 1:
Tháng 9 năm 1997, công ty A của Trung Quốc đã ký hợp đồng bán hàng với công ty B của Hàn Quốc. Hình thức thanh toán: L/C. Ngân hàng C là ngân hàng phát hành tại Trung Quốc và ngân hàng D là ngân hàng thƣơng lƣợng tại Hàn Quốc. Hai bên đã thỏa thuận một điều khoản trọng tài trong hợp đồng: tất cả các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng sẽ đƣợc trình lên ủy ban trọng tài thƣơng mại ở nƣớc thứ ba để giải quyết và quyết định của Ủy ban trọng tài là quyết định cuối cùng.
Trong thời gian thực hiện hợp đồng, công ty A đã có bằng chứng chứng minh công ty B gian lận bằng cách cung cấp tài liệu giả cho ngân hàng D. Trong thứng 11 năm 1998, công ty A đệ đơn kiện công ty B tại Tòa án nhân dân tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc và cho rằng L/C không hợp lệ nên việc thanh toán cũng bị dừng lại. Công ty B cho rằng Tòa án không có thẩm quyền giải quyết, trƣờng hợp này phải đƣợc giải quyết tại Ủy ban trọng tài thƣơng mại ở nƣớc thứ ba theo nhƣ đã thỏa thuận.
Giải quyết:
Tòa án nhân dân Tối cao Trung quốc đã ban hành quyết định bác bỏ phản đối của Công ty B vì cho rằng điều khoản trọng tài theo quy định trong hợp đồng không liên quan đến việc gian lận của L/C và điều khoản trọng tài không rõ ràng.
88
L/C luôn độc lập với hợp đồng chính, các bên thỏa thuận tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và liên quan đến hợp đồng đƣợc giải quyết bằng trọng tài thƣơng mại nhƣ vậy khi phát sinh gian lận của Công ty B, công ty A đệ đơn lên Tòa án tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là hoàn toàn hợp lý. Bài học rút ra từ tình huống thực tế đó là khi ký kết điều khoản trọng tài cần xem xét nghiên cứu đầy đủ, dự liệu các tình huống tranh chấp phát sinh, tránh trƣờng hợp không quy định cụ thể có thể dẫn tới khiếu kiện kéo dài.
Tình huống 2:
Năm 1999, Công ty Tyzasme( Đức) ký kết Hợp đồng mua bán thép cho Công ty Amex ( Pháp) theo các điều kiện sau:
- Điều kiện C.I.F cảng Marseile
- Tổng giá trị hợp đồng: 370.880 USD - Giao hàng vào tháng 7
- Thanh toán bằng L/C không hủy ngang có xác nhận, ngày mở chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 1999
- Phạt vi phạm: trong trƣờng hợp chậm trễ giao hàng hoặc nhận đƣợc L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng quy định thì bên bán/bên mua có quyền hủy hợp đồng, bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt là 5% cho tổng giá trị hợp đồng.
Phát sinh tranh chấp:
Amex gửi thông báo cho Tyzasme về việc đề nghị xin hủy Hợp đồng mua bán do Amex chƣa trả đƣợc nợ ngân hàng nên ngân hàng không mở L/C theo đề nghị của Amex. Ngày 3.7 năm 1999, sau khi hết hạn mở L/C, Tyzasme đã thông báo cho Amex về việc đồng ý gia hạn ngày mở L/C đến ngày 7 tháng 6 năm 1999. Sau ngày này nếu không nhận đƣợc L/C Amex không thực hiện hợp đồng và sẽ phải chịu phạt 18.544USD ( sau đó khi phát hiện sai sót về ngày tháng, Tyzasme đã fax lại bản sửa đổi cho Amex).
89 Phán quyết của trọng tài:
Về việc không mở L/C của Amex:
Hợp đồng mua bán giữa 2 bên đã có hiệu lực nên Amex phải có nghĩa vụ mở L/C chậm nhất ngày 30/6/1999. Quá hạn Amex vẫn chƣa mở, theo quy định của hợp đồng Amex bị coi là không mở L/C( vi phạm nghĩa vụ hợp đồng). Lý do Amex đƣa ra là không chính đáng, không phải là căn cứ miễn trách cho việc không mở L/C, bởi vì theo quy định của Hợp đồng cũng nhƣ pháp luật về hợp đồng của các nƣớc đều không quy định việc gặp khó khăn về tài chính là một căn cứ miễn trách cho việc không thực hiện hợp đồng. Việc Tyzasme không trả lời về đề nghị hủy hợp đồng của Amex không có nghĩa là Tyzasme đồng ý
Về việc số tiền phạt 18.544 USD:
Theo quy định tại Đ7 Hợp đồng, Amex có trách nhiệm nộp phạt 5% giá trị hợp đòng cho Tyzasme. Theo quan điểm của Amex, việc Amex xin hủy hợp đồng, không mở L.C không hề gây thiệt hại nào cho Tyzasme. Lập luận này không đƣợc trọng tài công nhận bởi vì Tyzasme chỉ đòi tiền phạt theo quy định của hợp đồng chứ không đòi bồi thƣờng thiệt hại. Trọng tài quyết định Amex phải nộp cho Tyzasme 18.544 USD.
Bình luận: Việc ngƣời mở L/C từ chối thanh toán bộ chứng từ, không mở L/C thƣờng không phải do không chấp nhận một số sai sót trong nội dung chứng từ mà phần lớn liên quan đến hàng hóa và thị trƣờng nhiều hơn. Trƣờng hợp này do một bên khó khăn về tài chính nên từ chối thực hiện hợp đồng, phía Amex đã có thông báo đề nghị hủy hợp đồng nhƣng Tyzasme không thông báo lại về mặt lý thì thỏa thuận hủy hợp đồng không đạt đƣợc kết quả từ hai phía nhƣng rõ ràng ở đây Tyzasme không có thiện chí trong việc đạt đƣợc thỏa thuận của cả hai bên. Đây cũng là một trong những lý do
90
dẫn đến tranh chấp từ phía nhà nhập khẩu không thực hiện đúng thỏa thuận đã ký kết và việc thua kiện là hoàn toàn hợp lý.
Tình huống 3:
Ngày 26 tháng 2 năm 1998, công ty A( Trung quốc) ký hợp đồng với công ty B ( Hồng Kông) về việc gia công găng tay cao su y tế ở Shenzhen bằng cao su nhập khẩu. Điều 1 của Hợp đồng quy định bên B phải cung cấp 500 tấn cao su 60% ly tâm tự nhiên loại một không tính phí trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1998 đến tháng 1 năm 1989. Điều 2 Hợp đồng quy định bên A phải chuyển cho bên B 30.000.000 găng tay cao su y tế đóng trong các thùng hàng vào khoảng giữa tháng 5 năm 1988 và tháng 3 năm 1989. Phí gia công là 29 USD/tấn găng tay, tổng số là 870.000USD, bốc hàng ở Shanghai. Phí vận chuyển do bên B chịu kể cả phí vận chuyển từ nhà máy đến cảng Shanghai. Thanh toán bằng thƣ tín dụng giáp lƣng( back to back L/C). Mỗi lần giao hàng, bên A phát hành một thƣ tín dụng và thƣ này chỉ có hiệu lực khi bên B phát hành trở lại một thƣ tín dụng trả tiền ngay. Điều 11 Hợp đồng quy định bên vi phạm hợp đồng phải bồi thƣờng 20% tổng trị giá các sản phẩm đã gia công hoặc 20% trị giá các sản phẩm chƣa đƣợc gia công cộng với các thiệt hại về nguyên vật liệu hoặc thiệt hại về nhân công cho bên kia. Do công ty B muốn thay đổi phƣơng thức đóng gói và vì các lý do khác. Công ty A đã hoãn thời gian giao hàng trƣớc khi có sự chấp thuận của công ty B. Sau đó công ty B đã ngừng cung cấp cao su cho công ty A và từ chối phát hành thƣ tín dụng cho số găng đã gia công.
Công ty A phải chịu tổn thất về kinh tế do Công ty B không nhận hàng và không phát hành thƣ tín dụng. Sau đó công ty A đã phát hành thƣ tín dụng chấp thuận( time letter of credit) với trị giá 191.880 USD nhƣng công ty B chỉ phát hành thƣ tín dụng giáp lƣng trả tiền ngay( back to back sight letter of credit) theo từng lô hàng. Công ty A liên tục yêu cầu công ty B mở
91
thƣ tín dụng nhƣng công ty B không những không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà còn sử dụng các phƣơng thức không hợp thức khác để rút 95.940 USD còn lại trong thƣ tín dụng chấp thuận của công ty A mà không thông báo gì cho Công ty A.
Phán quyết của trọng tài:
Công ty A giao hàng sau khi thƣ tín dụng đã hết hạn là vi phạm thỏa thuận của các bên về thời gian giao hàng.
Hợp đồng quy định thƣ tín dụng chấp thuận do Công ty A phát hành chỉ có hiệu lực khi công ty B phát hành thƣ tín dụng giáp lƣng trả tiền ngay. Việc công ty B đơn phƣơng rút tiền trong thời gian thƣ tín dụng do công ty A mở đang có hiệu lực trong khi công ty B không phát hành thƣ tín dụng giáp lƣng trả tiền là không đúng.
Bình luận:
Điều 29 UCP 600 có quy định về “gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày xuất trình cuối cùng”. Nếu thƣ tín dụng không ghi ngày giao hàng cuối cùng thì ngƣời hƣởng phải hiểu là đƣợc giao hàng bất cứ lúc nào miễn là ngày giao hàng thể hiện trên chứng từ vận tải phải cùng hoặc trƣớc ngày hết hiệu lực của tín dụng thƣ. Nhƣ vậy việc giao hàng của Công ty A sau khi thƣ tín dụng đã hết hiệu lực là sai