Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 57)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

1.3.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tín dụng chứng từ:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đƣợc hiểu đó là những nguyên lý, tƣ tƣởng chỉ đạo mà quá trình giải quyết một tranh chấp phát sinh trong hoạt

51

động kinh doanh, thƣơng mại mà các bên tham gia quan hệ pháp luật đó phải tuân thủ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra

Tính đến thời điểm hiện tại UCP 600 chƣa thể là một bộ quy tắc thực hành hoàn hảo một cách tuyệt đối, UCP không đề cập đến lựa chọn luật áp dụng đơn giản vì nó là một tập hợp các quy tắc hƣớng dẫn thực hành, không liên quan đến vấn đề xung đột giữa các bên. Với xu thế toàn cầu hóa của thế giới, thƣơng mại quốc tế đƣợc xác lập trên nền tảng của sự tin cậy, tự nguyện do vậy khi giải quyết tranh chấp phát sinh một nguyên tắc cơ bản đó là

- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận, tự định đoạt của các các bên: Sự thỏa thuận, tự định đoạt ở đây là nói tới sự thỏa thuận lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp có lợi nhất: qua thủ tục trọng tài hay qua Tòa án. Thỏa thuận này có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng ngoại thƣơng hoặc là một thỏa thuận riêng biệt đƣợc tạo lập sau khi tranh chấp phát sinh. Vấn đề chọn Luật áp dụng cũng theo sự thỏa thuận của các chủ thể. Trong thƣ tín dụng, các bên chấp nhận áp dụng UCP. Tuy nhiên bộ quy tắc này không đề cập đến luật áp dụng giải quyết tranh chấp giữa các bên. Do vậy, dẫn chiếu UCP là chƣa đủ đảm bảo sự hoàn thiện của một hợp đồng có tính quốc tế. UCP không giải quyết những vấn đề tranh chấp kiện tụng, sự khác biệt hay mâu thuẫn về luật quốc gia. Khi phát sinh kiện tụng, các bên bắt đầu tìm kiếm luật áp dụng. Vấn đề chọn luật áp dụng rất quan trọng vì nó sẽ giải quyết tranh chấp đƣợc nhanh chóng và quyết định đến kết quả tranh chấp của các bên

- Các bên đều bình đẳng trƣớc pháp luật:

Quan hệ thƣơng mại quốc tế là một mối quan hệ đa chiều tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chủ thể tham gia quan hệ, bởi sự đa dạng của các nguồn luật điều chỉnh trên thế giới và của hệ thống pháp luật quốc gia. Trong trƣờng hợp các quốc gia đã ký kết các điều ƣớc quốc tế điều chỉnh vấn đề tranh chấp xảy

52

ra thì mọi chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều, tuy nhiên những trƣờng hợp các bên chƣa hề ký kết văn bản điều ƣớc quốc tế, pháp luật quốc gia điều chỉnh có sự khác biệt nhau, nguồn luật quốc tế không đƣợc dẫn chiếu tới. Vậy làm thế nào để bảo đảm các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào giải quyết tranh chấp. Dù là pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia cũng phải đảm bảo nguyên tắc pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các bên không có sự phân biệt.

Điều 344 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam tại Khoản 1 có quy định: “ 1. Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài có tại Việt nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.”

- Thời hạn giải quyết tranh chấp phải hợp lý nhằm đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả, chi phí phải thấp nhất:

Thực tế khi phát sinh tranh chấp, các bên tham gia đã phải mất nhiều thời gian và chi phí, chi phí ở đây là chi phí tiền bạc và ảnh hƣởng đến thời gian kinh doanh và chi phí kinh doanh. Việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp nhƣ thế nào để đảm bảo đƣợc nguyên tắc trên là do các bên quyết định đồng thời các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp cũng phải tính đến nguyên tắc này.

Điều 31 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định về thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài:

53

1. Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.

2. Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Điều 32. Thông báo đơn khởi kiện:

Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.

Điều 33. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 57)