k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:
2.2. Khảo cứu pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ:
Ở các quốc gia theo hệ thống Thông luật nhƣ Anh –Mỹ do pháp luật hợp đồng của các quốc gia này hầu nhƣ không có sự phân biệt giữa lĩnh vực thƣơng mại hay lĩnh vực dân sự, mọi tranh chấp dù là mục đích gì giữa các chủ thể với nhau đều đƣợc giải quyết theo một phƣơng thức và thủ tục giống nhau[32, tr.332].
Ngƣợc lại đối với các quốc gia theo hệ thống Dân luật La Mã nhƣ: Pháp, Đức, Italia...thì pháp luật của các quốc gia có sự phân biệt hoạt động kinh doanh và hoạt động dân sự và thừa nhận sự tồn tại của pháp luật thƣơng
71
mại bên cạnh pháp luật dân sự. Chính sự phân biệt này đã dẫn đến hệ quả là hành vi thƣơng mại thì sẽ ƣu tiên áp dụng Luật thƣơng mại, những vấn đề mà Luật thƣơng mại không quy định thì mới áp dụng pháp luật dân sự và những tranh chấp phát sinh từ hành vi thƣơng mại có thể đƣợc giải quyết bằng các phƣơng thức riêng nhƣ trọng tài thƣơng mại và Tòa án[32, tr.332].
* Pháp luật Trung Quốc:
Trong những thập niên gần đây, Trung Quốc là quốc gia có quan hệ thƣơng mại quốc tế rộng khắp trên toàn thế giới và phƣơng thức thanh toán L/C đƣợc các thƣơng gia Trung Quốc sử dụng rất phổ biến. Hệ thống pháp luật của Trung Quốc về lĩnh vực thanh toán quốc tế tƣơng đối phát triển, thể hiện ở nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ này, đơn cử nhƣ: Luật các công cụ chuyển nhƣợng và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các công cụ chuyển nhƣợng năm 2004 bao gồm 7 chƣơng. Luật này ra đời tại Trung Quốc “nhằm tiêu chuẩn hóa các hành vi trong các giao dịch thƣơng phiếu, bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích của các bên liên quan trong giao dịch thƣơng phiếu”.
Việc tham gia sâu rộng vào quan hệ thƣơng mại quốc tế dẫn đến những rủi ro cho các thƣơng nhân Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Để tạo hành lang pháp lý để giải quyết tranh chấp khi phát sinh, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã ban hành quy định hƣớng dẫn cách thức xét xử các vụ kiện tụng, tranh chấp về tín dụng chứng từ theo một chuẩn mực. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 không chỉ hƣớng dẫn Tòa án cách thức giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến L/C mà còn có tính chất hƣớng dẫn nghiệp vụ L/C áp dụng ở Trung Quốc
Điều 5 của Quy định có nêu lên nguyên tắc độc lập của L/C- quy định này đã phù hợp với các quy định của Điều 4 UCP600, thể hiện sự phù hợp của Quy định so với tập quán quốc tế.
72
Điều 6 quy định về việc kiểm tra chứng từ và xác định sự bất hợp lệ: “ Khi Tòa án nhân dân xét xử một tranh chấp L/C liên quan đến việc kiểm tra các chứng từ, tòa án đó phải xét xử tranh chấp theo tập quán và thông lệ quốc tế hoặc các quy tắc khác mà các bên đã thỏa thuận. Nếu không có sự chấp thuận nhƣ thế, thì UCP của ICC và các tiêu chuẩn liên quan đƣợc ICC phê chuẩn sẽ đƣợc áp dụng để xác định các chứng từ, trên bề mặt của chúng có thể hiện phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C và có phù hợp với nhau hay không”. Quy định này xuất phát từ việc xác định tính hợp lệ của việc xuất trình chứng từ và phù hợp với chuẩn mực của ICC là sự hợp lệ của chứng từ phải đƣợc xem xét một cách linh hoạt. Điều 14 UCP 600 có nêu chuẩn mực về kiểm tra chứng từ: “ Ngân hàng đƣợc chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có, ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ trên cơ sở của chứng từ, để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng tạo nên sự phù hợp hay không”. Về điểm này, một lần nữa Quy định của Tòa án nhân dân Trung Quốc và UCP 600 không thể hiện rõ thế nào là “không thể hiện hoàn toàn phù hợp”. Chứng từ xuất trình có hai khả năng: hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thƣ tín dụng và quy định của UCP hoặc không phù hợp nghĩa là bất hợp lệ. Việc xác định tính bất hợp lệ của bộ chứng từ sẽ có nhiều quan điểm không giống nhau. Tuy nhiên Tòa án nhân dân Trung Quốc đã tôn trọng tính độc lập trong kiểm tra xác định sự phù hợp xuất trình và ngân hàng toàn quyền trong việc từ chối bất hợp lệ chứng từ. Điều 7 của Quy định cho rằng ngân hàng phát hành có nghĩa vụ cũng nhƣ quyền độc lập trong việc kiểm tra chứng từ, xác định sự phù hợp của chứng từ và quyết định có chấp nhận sai sót hay không. Điều 7 cũng quy định rằng ngân hàng phát hành có thể liên hệ với ngƣời yêu cầu mở L/C nhằm mục đích xin ý kiến về việc chấp nhận các sai sót, nhƣng ý kiến của ngƣời yêu cầu mở
73
L/C không ràng buộc ngân hàng phát hành liên quan đến quyết định cuối cùng của mình trong vấn đề này.
Nếu nhƣ UCP 500 và UCP 600 chƣa đề cập đến vấn đề giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trƣờng hợp lừa đảo thì tại Quy định đã làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến L/C trong trƣờng hợp có sự lừa đảo và quyền đƣa ra biện pháp khắc phục của các tòa án trong trƣờng hợp lừa đảo.
Quy định về thủ tục pháp lý và việc áp dụng là quy định mang tính đặc thù và khác biệt trong xét xử của Tòa án Trung Quốc. Điều 14 quy định: “Tòa án nhân dân, nếu cho rằng cần thiết, có thể ra lệnh xét xử vụ án lừa đảo L/C đồng thời với tranh chấp giao dịch cơ sở. Khi một bên kiện trên cơ sở lừa đảo thuộc giao dịch cơ sở, bên đó có thể tham gia với ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu hoặc các bên liên quan khác của L/C là bên thứ ba. Các bên thứ ba đó có thể nộp đơn tham gia tranh tụng và tòa án nhân dân có thể cũng thông báo cho bên thứ ba tham gia tranh tụng”. Quy định này trao cho các bên có liên quan quyền tham gia vào vụ án và có đầy đủ các quyền và lợi ích.
Có thể nói, Trung Quốc là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có quy định riêng về xét xử tranh chấp liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ, điều này thể hiện sự phát triển của nền lập pháp Trung Quốc đáp ứng đƣợc yêu cầu của quan hệ thƣơng mại quốc tế rất phát triển giữa các thƣơng nhân Trung Quốc với đối tác nƣớc ngoài.
* Pháp luật Nhật Bản:
Hệ thống pháp luật chuyên ngành của Nhật Bản bao gồm:
- Các luật về trật tự thị trường: Luật chống độc quyền, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh v.v...
- Các luật về tài chính và chứng khoán: Luật ngân hàng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật về chứng khoán và giao dịch chứng khoán v.v...
74
- Các luật thuế: Luật thuế công ty, Luật thuế thu nhập, Luật thuế thừa kế, Luật thuế tiêu thụ, Luật thuế địa phương, Luật thuế hải quan v.v...
- Các luật về bảo vệ người tiêu dùng: Luật hạn chế lãi suất, Luật điều chỉnh việc quyên vốn và gửi giữ vốn, Luật về bán hàng rong, Luật về bán hàng cho vay, Luật cấm bán hàng theo cách người bán hàng trả một khoản tiền ký cược để được quyền bán hàng của một công ty rồi bán một phần quyền đó cho những người bán hàng khác( Pyramid Selling Prohibition Law)...
- Các luật về sở hữu trí tuệ: Luật về sáng chế, Luật về kiểu dáng công nghiệp, Luật về nhãn hiệu hàng, Luật về bản quyền...
- Các luật về thương mại và ngoại hối: Luật về ngoại hối và buôn bán ngoại thương...[79, tr.956].
Nhật Bản không có Luật riêng biệt về xét xử tranh chấp giao dịch tín dụng chứng từ. Tuy nhiên pháp luật Nhật Bản có quy định rõ ràng về thủ tục giải quyết các tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án và ngoài Tòa án, đặc biệt Hiệp hội Trọng tài thƣơng mại Nhật Bản( Japan Commercial Arbitration Association) đã ban hành Quy tắc hòa giải thƣơng mại quốc tế ( International Commercial mediation rules) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Hiện nay, hòa giải đƣợc coi là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp đƣợc rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Về giải quyết tranh chấp tại Nhật Bản, hệ thống pháp luật Dân sự và luật Thƣơng mại đều quy định các phƣơng thức: “sự thỏa hiệp” thƣơng lƣợng; hòa giải, trọng tài. Hòa giải đƣợc quy định trong Luật hòa giải các vấn đề dân sự. Tại Nhật Bản, công ty vận tải biển(JSE) và Hiệp hội trọng tài Nhật Bản( JCAA) cung cấp dịch vụ trọng tài và dịch vụ cần thiết để điều hành, hòa giải các tranh chấp trong nƣớc và quốc tế về hòa giải. Hòa giải đƣợc chia thành: hòa giải vụ việc và hòa giải thiết chế. Cách thức tiến hành trong các vụ hòa giải đƣợc bắt đầu, theo thƣờng lệ, trên cơ sở đơn của các bên liên quan nhƣng đôi khi các tòa án mặc nhiên chuyển
75
đơn của các đƣơng sự đến tổ chức hòa giải trƣớc khi tiến hành xem xét sự việc tại tòa án. Theo thông lệ việc hòa giải đƣợc Hội đồng hòa giải tiến hành giải quyết. Tuy nhiên, Thẩm phán có thể tiến hành việc hòa giải nếu thấy thích hợp, mặc dù bên có đơn yêu cầu đã ủy quyền cho Hội đồng Hòa giải giải quyết vấn đề. Trong ngày tiến hành việc hòa giải, Hội đồng hoặc thẩm phán thụ lý vụ việc, trong trƣờng hợp có thể, triệu tập các bên có liên quan và cố gắng giải quyết các tranh chấp bằng cách thuyết phục các bên đi đến thống nhất ý kiến với nhau bằng cách gợi ý các điều kiện thích hợp để giải quyết vụ việc. Khi việc hòa giải đã hoàn tất, các nội dung hòa giải đƣợc ghi nhận bằng một biên bản. Biên bản này có hiệu lực nhƣ là một quyết định chung thẩm bắt buộc. Hiệp hội Trọng tài thƣơng mại Nhật Bản cũng ban hành Quy tắc Hòa giải thƣơng mại quốc tế bao gồm 13 quy tắc:
- Quy tắc 1: Mục đích của việc ban hành các quy tắc: cung cấp các quy định cho việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế bằng hòa giải dƣới sự bảo trợ của Nhật Bản
- Quy tắc 2: Ban thƣ ký
- Quy tắc 3: Ngôn ngữ bằng Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh - Quy tắc 4: Loại trừ trách nhiệm pháp lý
- Quy tắc 5: Yêu cầu hòa giải đƣợc gửi đến Hiệp hội bằng dịch vụ Fax, bƣu điện hoặc email trong đó cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết
- Quy tắc 6: Thông báo về đề nghị hòa giải: - Quy tắc 7: Bổ nhiệm Hòa giải viên
- Quy tắc 8: Mối quan hệ giữa trung gian hòa giải và trọng tài: hòa giải biên có thể hoạt động nhƣ một trọng tài viên trong bất kỳ quá trình tố tụng liên quan đến tranh chấp
- Quy tắc 9: Quản lý thủ tục hòa giải - Quy tắc 10: Chấm dứt hòa giải
76
- Quy tắc 11: Trọng tài giải quyết trên cơ sở thân thiện - Quy tắc 12: Riêng tƣ và bảo mật
- Quy tắc 13: Chi phí hòa giải[78, tr.202]
Khi việc hòa giải đƣợc hoàn tất, các nội dung hòa giải đƣợc ghi nhận bằng một biên bản. Mặt khác, nếu hòa giải không thành, quá trình giải quyết đi đến chỗ bế tắc với những tranh chấp không giải quyết đƣợc. Trong tình huống đó, nếu tòa án thấy cần thiết thì có thể dùng đến các thủ tục do tòa án quy định và giải quyết vụ việc bằng một phán quyết thay sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, cân nhắc đến mọi chi tiết mặc dù việc hòa giải đã không thành.
Thủ tục xét xử tại Tòa án:
Nhật Bản áp dụng chế độ 2 cấp xét xử: cấp sơ thẩm và phúc thẩm Yêu cầu chính về mặt thủ tục: vụ kiện đƣợc khởi kiện hợp thức và khiếu kiện đã đƣợc tống đạt hợp thức; các bên phải tồn tại và ít nhất 1 bên phải có đủ năng lực để trở thành một bên tham gia tố tụng. Nguyên tắc về thủ tục: vụ kiện đƣợc khởi kiện hợp thức và khiếu kiện đã đƣợc tống đạt hợp thức; các bên phải tồn tại và ít nhất một bên phải có đủ năng lực để trở thành một bên tham gia tố tụng, bị đơn là đối tƣợng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Nhật Bản; Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện; đơn kiện phải liên quan đến lợi ích hợp pháp và cần thiết phải có một quyết định của Tòa án. Tại Tòa án cũng tiến hành Hòa giải. Luật hòa giải dân sự của Nhật bản điều chỉnh sự thỏa thuận tại Tòa án giữa các bên trong các vấn đề dân sự và thƣơng mại. Việc hòa giải tại Tòa án thông thƣờng do ủy ban hòa giải, do Tòa án tổ chức và giám sát. Vì vậy, hòa giải tại Tòa án khác với hòa giải ngoài Tòa án. Hòa giải qua Tòa cũng có thể đƣợc thực hiện trong thời gian chờ Tòa xét xử. Tòa có thể gợi ý các bên hòa giải qua tòa vào bất kỳ lúc nào trƣớc khi tòa xét xử. Về nguyên tắc, việc hòa giải qua Tòa phải đƣợc tuyên bố
77
trực tiếp trong ngày tranh tụng, trong quá trình tố tụng trƣớc tranh tụng và hòa giải vụ kiện. Khi các bên đã đạt đƣợc thỏa thuận, và ủy ban hòa giải quyết định rằng thỏa thuận đó là phù hợp thì thỏa thuận đƣợc ghi vào biên bản và có hiệu lực nhƣ một bản án của Tòa án. Biên bản hòa giải bao gồm việc thực hiện cụ thể, thời hạn thực hiện và phƣơng thức thực hiện sẽ có hiệu lực thi hành.
*Pháp luật Mỹ:
Mỹ là quốc gia có quan hệ kinh tế quốc tế và tầm ảnh hƣởng sâu rộng trên toàn thế giới. Do vậy, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ rất phổ biến trong giao dịch thƣơng mại quốc tế. Tranh chấp phát sinh từ giao dịch tín dụng ngày càng gia tăng, Mỹ cũng đã dành riêng quy định cho giao dịch tín dụng tại Luật thƣơng mại thống nhất( UCC). Tại Mỹ, Bộ luật Thƣơng mại Thống nhất đã đƣợc thông qua ở tất cả 50 bang( những nƣớc theo thông luật). UCC bao gồm các điều khoản cơ bản về mua bán, cho thuê, các chứng từ lƣu thông đƣợc, tiền gửi ngân hàng và nhờ thu của ngân hàng, chuyển khoản bằng điện, thƣ tín dụng, bán hàng khối lƣợng lớn, chứng từ quyền sở hữu, chứng khoán đầu tƣ và giao dịch có bảo đảm. Mục đích của UCC chỉ nhằm giải quyết những vấn đề mà các bên không thỏa thuận khi ký hợp đồng mua bán. Điều 5 UCC trên cơ sở UCP đã quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tín dụng thƣ. Tuy nhiên phần xử lý tranh chấp phát sinh lại chƣa cụ thể chi tiết. Nó chỉ dừng ở thuật ngữ “hợp lý” và “thông thƣờng đƣợc chấp nhận trong thực tiễn kinh doanh”. Và biện pháp xử lý tranh chấp sẽ phải thông qua Tòa án hoặc Trọng tài. Điều 5 UCC quy định về phạm vi, định nghĩa, yêu cầu ký kết, thời gian và số hiệu của việc lập thƣ tín dụng, thông báo thƣ tín dụng, thông báo lỗi, nghĩa vụ của ngƣời phát hành thƣ đối với đối tác...[1]
Về cơ bản, Luật thƣơng mại thống nhất của Mỹ không trái với các quy định trong UCP, đó là tính độc lập của thƣ tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và cam kết vô điều kiện của ngân hàng phát hành, ngân
78
hàng xác nhận. Tuy nhiên tại Điều 5 đã đề cập đến vấn đề gian lận và giả mạo – điểm mới riêng biệt của Luật quốc gia so với UCP.
Điểm 5-109 của UCC có quy định rõ ràng trách nhiệm của ngƣời phát hành đối với khách hàng của mình: ngƣời phát hành có nghĩa vụ cam kết