Hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành về giao dịch tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 86)

chứng từ:

Việt Nam không có một văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh giao dịch tín dụng chứng từ, tuy nhiên tại các văn bản chuyên ngành nhƣ văn bản của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã thừa nhận và áp dụng hoàn toàn UCP trong thanh toán quốc tế.

Điều 759 Bộ luật Dân sự 2005 có nêu: đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài mà không quy định trong Bộ luật Dân sự thì áp dụng điều ƣớc quốc tế nếu Việt nam là thành viên; trong trƣờng hợp Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác của Việt nam quy định hoặc điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài thì pháp luật của nƣớc đó đƣợc áp dụng nếu việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam, trƣờng hợp pháp luật nƣớc đó dẫn chiếu trở lại thì áp dụng pháp luật Việt nam. Pháp luật nƣớc ngoài đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận và thỏa thuận đó không trái với quy định của BLDS và các văn bản pháp luật khác. Trong trƣờng hợp BLDS không, điều ƣớc quốc tế không điều chỉnh thì đƣợc áp dụng tập quán quốc tế nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam.

Điều 6 Luật các công cụ chuyển nhƣợng của Việt Nam quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thỏa thuận áp

80

dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên quan khác theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở Việt nam nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật này.”[42, tr.7].

Điều 5 Pháp lệnh ngoại hối có quy định:

Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt nam chưa có quy định thì các bên có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”[66]

Khoản 1 và 2 điều 5 Luật thƣơng mại 2005 có hiệu lực từ ngày 1-1- 2006 quy định việc “áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế:

81

1.Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên có quy định áp dụng luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”[44, tr.7]

Liên quan đến việc áp dụng UCP trong thanh toán quốc tế, vì UCP là tập quán quốc tế mang tính tùy nghi do vậy việc áp dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt nam đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc thừa nhận và các ngân hàng thƣơng mại đƣơng nhiên áp dụng nếu không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Mục 4 Quyết định số 226/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm 2002 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành quy định về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, quy định nhƣ sau:

Điều 19. Các thể thức thanh toán quốc tế

1. Thanh toán bằng thư tín dụng: Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

2. Thanh toán bằng séc thanh toán quốc tế, bằng lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi quốc tế, bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu quốc tế, bằng thẻ quốc tế và các thể thức thanh toán khác: Trình tự' thủ tục thực hiện theo tập quán, thông lệ quốc tế và thỏa thuận không trái pháp luật Việt Nam.

82

Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 với 13 chƣơng 82 điều quy định chi tiết về thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, trọng tài viên, trình tự, thủ tục trọng tài; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của tòa án đối với hoạt động của trọng tài, tổ chức và hoạt động của trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài. Luật Trọng tài thƣơng mại là bƣớc tiến lớn và quan trọng nhất đối với hoạt động trọng tài tại Việt nam, đảm bảo sự tƣơng thích với luật pháp quốc tế và luật quốc gia hiện hành nhƣ: Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật thƣơng mại, Luật đầu tƣ. Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 ra đời đã bƣớc đầu tiếp cận đƣợc các quy định theo Luật mẫu trọng tài của UNCITRAL, cụ thể: các vấn đề cơ bản của Luật mẫu UNCITRAL đã đƣợc đề cập trong Luật Trọng tài 2010:

- Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài: sự phối hợp giữa trọng tài và tòa án rất cần thiết nhƣng là sự cần thiết một cách hạn chế.

- Sự thống nhất của hợp đồng chính không làm thỏa thuận trọng tài của hợp đồng đó vô hiệu

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời - Hòa giải

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004:

Phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của trọng tài nƣớc ngoài; thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt nam, thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt nam quyết định của Tòa án nƣớc ngoài

- Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành: Điều 343 BLTTDS 2004 quy định về nguyên tắc có đi có lại cụ thể: “Bản án , quyết định dân sự

83

của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó”[41, tr.219]. Bản án, quyết định nƣớc ngoài chỉ đƣợc thi hành tại Việt nam sau khi đã đƣợc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về thủ tục và trình tự xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài và trọng tài nƣớc ngoài: theo quy định tại Điều 350 BLTTDS 2004 thì Bộ Tƣ pháp là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận các hồ sơ giấy tờ yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài và Trọng tài nƣớc ngoài, sau đó kiểm tra tính hợp pháp, hợp thức của các giấy tờ, hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết đơn yêu cầu, đơn khác cáo. Theo quy định tại Điều 352 và 364 BLTTDS 2004 thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nơi ngƣời phải thi hành án cƣ trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến thi hành án, có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài.

- Các trƣờng hợp không đƣợc công nhận: Điều 356 BLTTDS 2004 quy định sáu căn cứ để không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nƣớc ngoài tại Việt nam. Nhìn chung các quy định này đều phù hợp với pháp luật và thực tiễn tƣ pháp quốc tế. Điều 370 BLTTDS 2004 cụ thể hóa các quy định của Điều 5 Công ƣớc New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nƣớc ngoài.

- Năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ƣớc New York 1958 của Liên Hợp Quốc về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài có hiệu lực từ ngày 7/6/1959, cho đến nay đã có 128

84

quốc gia trở thành thành viên của công ƣớc bằng cách phê chuẩn, gia nhập hay kế thừa. Tuy nhiên, khi tham gia Công ƣớc này, Việt nam đã bảo lƣu 3 điểm:

+ Chỉ áp dụng Công ƣớc đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ƣớc; đối với quyết định của trọng tài nƣớc ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chƣa ký kết hoặc tham gia Công ƣớc, Công ƣớc đƣợc áp dụng tại Việt nam theo nguyên tắc có đi có lại

+ Chỉ áp dụng Công ƣớc đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thƣơng mại

+ Mọi sự giải thích Công ƣớc trƣớc Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 86)