Định nghĩa:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 45)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

1.3.1.Định nghĩa:

Trong bối cảnh kinh tế trên thế giới mang xu thế hội nhập toàn cầu, các tổ chức, doanh nghiệp giữa các quốc gia có quyền tự chủ trong việc thiết lập các quan hệ kinh tế - thƣơng mại trên toàn thế giới miễn là không trái với quy định của pháp luật nƣớc mình và pháp luật nƣớc đối tác. Chính vì vậy các quan hệ thƣơng mại hết sức đa dạng và phức tạp. Tính phức tạp và chồng

39

chéo đan xen của các quan hệ thƣơng mại ẩn chứa một nguy cơ cao phát sinh tranh chấp.

Điều 3 Luật trọng tài thƣơng mại năm 2010 giải nghĩa:

“ Tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thƣơng mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Bộ luật dân sự”

Hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhƣ Luật mẫu UNCITRAL:

“ Việc thực hiện một hay nhiều hành vi thƣơng mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý thƣơng mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tƣ vấn; kỹ thuật; lixăng; đầu tƣ; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; vận chuyển hảng hóa hành khách bằng đƣờng hàng không; đƣờng biển; đƣờng sắt; đƣờng bộ và các hành vi thƣơng mại khác theo quy định của pháp luật”.

Với việc định nghĩa hành vi thƣơng mại nhƣ trên ta có thể hiểu rằng tranh chấp thƣơng mại thƣờng có yếu tố tài sản, gắn liền với lợi ích của các bên tranh chấp phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng vì vậy các bên luôn có quyền tự định đoạt và giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận. Xuất phát từ các quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thƣơng mại mà một bên hoặc các bên là ngƣời nƣớc ngoài, pháp nhân nƣớc ngoài hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thƣơng mại phát sinh ở nƣớc ngoài hoặc tài sản là đối tƣợng của quan hệ đang có ở nƣớc ngoài ta có thể thấy rằng tranh chấp và giải quyết tranh chấp là một điều khoản quan trọng của hợp đồng giữa các bên nhƣ vậy việc thừa nhận tranh chấp và cách thức giải quyết tranh chấp luôn là điều đƣợc dự liệu

40

trong quá trình thực hiện hợp đồng đặc biệt trong quan hệ thƣơng mại quốc tế khi mà các mối quan hệ đa dạng, các chủ thể từ các quốc gia khác nhau, quốc tịch khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau. Tập quán kinh doanh ở đây đƣợc hiểu là toàn bộ các quyết định luật pháp, quy tắc thực hành, thông lệ…trong hoạt động thƣơng mại ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế. Một hành vi đƣợc coi là hợp pháp ở quốc gia này nhƣng có thể là vi phạm ở quốc gia khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể gặp phải các rủi ro khách quan nhƣ: sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi hệ thống pháp luật, cấm vận kinh tế, chiến tranh, đình công…ảnh hƣởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên làm phát sinh tranh chấp. Mặc dù đó có thể là những trƣờng hợp bất khả kháng, song việc giải quyết hậu quả, phân định mức thiệt hại cho mỗi bên cũng có thể phát sinh tranh chấp.

Trƣớc khi bắt đầu một thƣơng vụ, các chủ thể không bao giờ muốn có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 45)