Các nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 41)

k. Nội dung cơ bản của thư tín dụng:

1.2.5.Các nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ:

a. Nguyên tắc về tính riêng biệt: Điều 4 của UCP có nêu:

“ Về bản chất tín dụng thƣ là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng khác mà các hợp đồng đó có thể làm cơ sở của tín dụng thƣ. Ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng nhƣ thế ngay cả trong tín dụng thƣ có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”.

Mặc dù thƣ tín dụng đƣợc mở trên cơ sở hợp đồng nhƣng khi ra đời, thƣ tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thƣơng mại. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa nó với hợp đồng. Trong mọi trƣờng hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng nhƣ vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này.

Phần b Điều 4 UCP 600 có nêu:

“ Ngân hàng phát hành phải nỗ lực ngăn cản ngƣời mở đƣa các văn bản của hợp đồng cơ sở, hóa đơn hình thức và các chứng từ nhƣ là phần cấu thành của TDT”

Phần quy định trên là phần bổ sung so với Điều 3 của UCP 500. Điều này làm rõ thêm nguyên tắc của giao dịch tín dụng chứng từ về sự dẫn chiếu các hợp đồng thƣơng mại, hóa đơn chào hàng, danh mục hàng hóa…của thƣ tín dụng. Ngân hàng phát hành yêu cầu dứt khoát để ngăn chặn ngƣời mở đƣa vào thƣ tín dụng hoặc coi là một phần của thƣ tín dụng các hợp đồng thƣơng mại…

Hiện nay theo quy định của các Ngân hàng thƣơng mại về quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C, ví dụ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

35

thôn có quy định trong hồ sơ pháp lý của các doanh nghiệp khi có yêu cầu mở L/C nhập khẩu trả ngay phải có:

- Thƣ yêu cầu mở L/C - Hợp đồng nhập khẩu

- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thƣơng mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đối với mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Và trách nhiệm của phòng thanh toán quốc tế khi thẩm định phải: “ Lƣu ý khách hàng nếu có sự khác biệt giữa nội dung yêu cầu mở L/C với các điều kiện liên quan trong hợp đồng nhập khẩu”.

Trên thực tế, một số nhà nhập khẩu không hiểu hoặc cố tình không hiểu nguyên tắc về sự độc lập giữa L/C và hợp đồng nhập khẩu do vậy khi gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng cơ sở đã quay sang khiếu nại hay ngăn cản việc ngân hàng thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Ngân hàng mở thƣ tín dụng không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thƣ tín dụng với lý do nhà xuất khẩu đã giao hàng kém chất lƣợng hay vì một lý do tƣơng tự. Và mọi tranh chấp phát sinh giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phát sinh từ hợp đồng mua bán cơ sở sẽ đƣợc giải quyết một cách độc lập với giao dịch tín dụng chứng từ.

b. Nguyên tắc về sự tuân thủ chặt chẽ:

Tuân thủ chặt chẽ ở đây đƣợc hiểu là tuân thủ chặt chẽ chứng từ. Giao dịch ngân hàng theo truyền thống và thông lệ là bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ. Khi kiểm tra chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi khi các chứng từ tuân thủ chặt chẽ yêu cầu của thƣ tín dụng. Việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa; nếu hàng hóa không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến ngân hàng. Chỉ trong trƣờng hợp chứng từ không phù hợp mà ngân hàng vẫn thanh

36

toán cho ngƣời xuất khẩu thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Để đƣợc thanh toán, ngƣời xuất khẩu phải lập đƣợc bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C bao gồm số loại, số lƣợng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng đƣợc chức năng của chứng từ yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế (Trang 41)