Tổ chức kiểm tra đánh giá chƣơng Cảm ứng ở động vật[9], [20].

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phương tiện dạy học chương trình cảm ứng (sinh học 11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 61 - 66)

- Bƣớc 5: Nhận xét, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm

c.Tổ chức kiểm tra đánh giá chƣơng Cảm ứng ở động vật[9], [20].

Sau khi thực hiện thảo luận trên lớp, để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS sau bài học, GV có thể tiến hành kiểm tra bằng 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Tiến hành kiểm tra thông thƣờng (kiểm tra miệng) vào đầu mỗi tiết học hoặc phiếu trắc nghiệm ngay sau bài học.

Cách 2: Để kích thích sự chủ động của HS giáo viên yêu cầu các nhóm tự ra đề kiểm tra theo cấu trúc đề do giáo viên yêu cầu. Giáo viên có thể hƣớng dẫn và rèn luyện cho các em cách tự ra câu hỏi tự thiết lập một đề kiểm tra bắt đâu từ đề kiểm tra đơn giản là kiểm tra 15 phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Kiểm tra 15 phút.

Để chuẩn bị cho bài kiểm tra 15 phút sắp tới GV yêu cầu mỗi nhóm tự thiết lập một đề kiểm tra với nội dung bài vừa học xong.

Cấu trúc đề có thể là 1 trong 3 cấu trúc nhƣ sau: - Dạng đề trắc ngiệm toàn bộ: 10 câu.

- Dạng đề trắc nghiệm một nửa: 6 câu trắc nghiệm, 1 câu tự luận. - Dạng đề tự luận: gồm 2 câu tự luận.

Kiểm tra 1 tiết

Để ra đề kiểm tra một tiết GV có thể yêu cầu các em chuẩn bị đề từ 2 bài học trƣớc đó.

Cấu trúc đề kiểm tra 1 tiết :

- Dạng đề trắc ngiệm toàn bộ: 40 câu.

- Dạng đề trắc nghiệm một nửa: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận. - Dạng đề tự luận: gồm 4 câu tự luận.

Yêu cầu đề phải có sự dàn trải trong cả chƣơng học.

Các em có thể tự ra câu hỏi cho đề kiểm tra của mình hoặc có thể sƣu tầm câu hỏi trong các sách tham khảo các bộ đề kiểm tra trên mạng. chú ý các đề kiểm tra phải khác nhau từ 50% trở lên.

Để kiểm tra mức độ và kết quả tự ra đề của các nhóm học sinh GV yêu cầu các nhóm gửi đề kiểm tra của nhóm vào địa chỉ Gmail của giáo viên (GV cần hƣớng dẫn cách tạo hòm thƣ điện tử và gửi thƣ điện tử cho HS).

Khi tiến hành kiểm tra, GV tráo đổi đề của các nhóm đã làm để kiểm tra chéo nhau hoặc GV có thể lấy các câu hỏi đó để tổng hợp lại thành các đề cho HS kiểm tra rồi dùng phần mềm EMPtest để làm thành nhiều mã đề để đảm bảo tính khách quan. GV cũng có thể lựa chọn 2 đề tốt nhất trong các nhóm để tiến hành kiểm tra. HS hoàn toàn có thể biết đề và câu trả lời trƣớc cho các câu hỏi nhƣng điều đó không đáng ngại vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách tự ra đề nhƣ vậy sẽ giúp các em tích cực tìm kiếm câu hỏi, trao đổi chéo nhau và ngẫu nhiên cũng buộc các em học bài, ôn bài, luyện tập thông qua việc ra đề nhƣ vậy.

Để đánh giá điểm cho các bài kiểm tra, GV sẽ công bố cách chấm điểm nhƣ sau:

Chấm 50% điểm ra đề, điểm này phụ thuộc vào chất lƣợng đề kiểm tra mà các em tự ra, và đáp án HS trình bày đối với câu tự luận. Khuyến khích những câu hỏi tự luận mang tính vận dụng trong đời sống hàng ngày.

50% điểm làm bài kiểm tra trên lớp.

Khi trả bài kiểm tra, GV cần nhận xét đánh giá mức độ, hình thức, chất lƣợng ra đề của các nhóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm tra tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đề ra là: “Nếu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phƣơng tiện hợp lí trong dạy học chƣơng „Cảm ứng‟ (Sinh học 11 CB) thì sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của HS”.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Tổ chức dạy học các bài trong chƣơng “Cảm ứng” (Sinh học 11 CB) theo phân phối chƣơng trình giảng dạy của Sở GD&ĐT Bắc Giang năm học 2011- 2012( bảng 3.1).

Chúng tôi chọn các bài sau đây làm nội dung TN Bảng 3.1: Các bài dạy thực nghiệm

Tuần dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiết theo PPCT

Tên bài dạy thực nghiệm

1 30 Bài 27: Cảm ứng ở động vật(1 tiết)

2 32 Bài 28+29:Điện thế nghỉ - Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh (1 tiết)

3 33 Bài 30 : Truyền tin qua xináp(1 tiết)

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm:

3.3.1. Chọn trƣờng, lớp thực nghiệm và giáo viên dạy thực nghiệm

Bài giảng thiết kế theo hƣớng tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện cần có sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại. Hiện nay hầu hết các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đƣợc trang bị máy vi tính và máy chiếu đa năng trong mỗi phòng học. Vì vậy, việc chọn trƣờng để tiến hành thực nghiệm đối với chúng tôi rất thuận lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở 03 trƣờng của tỉnh Bắc giang là: - Trƣờng THPT Tân yên 1 : chọn 6 lớp (3 lớp ĐC, 3 lớp TN), tổng số 214 HS tham gia. - Trƣờng THPT Tân Yên 2: chọn 4 lớp (2 lớp ĐC, 2 lớp TN), tổng số 160 HS tham gia. - Trƣờng THPT Nhã Nam: chọn 4 lớp (2 lớp ĐC, lớp TN), tổng số 168 HS tham gia.

Việc lựa chọn trên dựa vào kết quả học tập, kết quả khảo sát và phân loại học sinh (theo kết quả học tập môn Sinh học cuối Học kì I năm học 2011- 2012, Hình 3.1), do đó các lớp ĐC và TN đƣợc chọn không chỉ tƣơng đối đồng đều nhau về số lƣợng mà còn đảm bảo đồng đều về trình độ nhận thức.

0 20 40 60 80 100 Yếu TB Khá Giỏi ĐC TN Hình 3.1: So sánh kết quả học tập lớp ĐC và TN

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thƣờng xuyên trao đổi với GV thực nghiệm của 3 trƣờng để thảo luận, rút kinh nghiệm và thống nhất nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.2. Bố trí thực nghiệm a. Thực nghiệm thăm dò a. Thực nghiệm thăm dò

Trƣớc khi thực nghiệm chính thức, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm thăm dò trên đối tƣợng HS lớp 11 thuộc 3 trƣờng trên. Chúng tôi đã khảo sát bằng một số bài kiểm tra ngắn sau mỗi giờ học, kết hợp thảo luận với GV dạy chính ở các lớp đó nhằm bố trí các lớp TN và ĐC có trình độ tƣơng đƣơng. Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 10/10/2011 đến 10/11/2011

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đa phương tiện dạy học chương trình cảm ứng (sinh học 11) bằng phần mềm lecture maker 2.0 (Trang 61 - 66)